Mỹ viện trợ kỷ lục 3 tỷ USD để Ukraine tiến hành tổng phản công

GD&TĐ - Sau khi nhận được số vũ khí mới do Mỹ viện trợ, Quân đội Ukraine nhiều khả năng sẽ tổ chức tổng phản công trên toàn mặt trận.

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine

Vào tối 6/1/2023, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ quân sự thứ 29 cho Ukraine với giá trị kỷ lục - hơn 3 tỷ USD. Điều đặc biệt là toàn bộ vũ khí và đạn dược sẽ được rút trực tiếp từ kho dự trữ của Quân đội Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong đợt bàn giao mới, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) sẽ nhận 50 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đi kèm 500 tên lửa chống tăng BGM-71 TOW và 250.000 viên đạn pháo 25 mm. Ngoài ra còn có 100 xe bọc thép chở quân M113, 138 xe Humvee và 55 thiết giáp kháng mìn (MRAP).

Đối với vũ khí pháo binh, gói viện trợ mới cung cấp thêm 18 khẩu pháo tự hành 155 mm và 18 phương tiện vận tải cho chúng, mặc dù không nêu chi tiết nhưng các phương tiện truyền thông đã chỉ ra đó là M109A7 Palladin.

Để đảm bảo khả năng tác chiến của pháo binh Ukraine, 70.000 quả đạn "cổ điển" và 500 đạn dẫn đường cỡ 155 mm, 1.200 đạn RAAM để đặt mìn chống tăng từ xa và 10.000 viên đạn cối 120 mm cũng nằm trong gói viện trợ này.

Bên cạnh đó, Quân đội Ukraine sẽ tiếp tục nhận 36 lựu pháo hạng nhẹ 105 mm và 95.000 viên đạn cho chúng, cùng một số lượng tên lửa M142 HIMARS bổ sung không xác định.

Tại Kyiv, theo thông lệ, báo chí thường so sánh lượng đạn tiếp nhận với tốc độ bắn trung bình hàng ngày của cả Quân đội Ukraine và Nga. Với 70.000 quả đạn 155 mm đi kèm 95.000 viên đạn 105 mm, có thể so sánh với lượng đạn tiêu thụ trong cuộc phản công của AFU tại tỉnh Kharkiv vào tháng 9/2022.

Khi đó pháo binh Ukraine chỉ bắn 32.500 quả đạn trong 5 ngày chiến đấu, mặc dù con số ước tính cần 100.000 viên và thực tế họ đã "tiết kiệm" vài chục nghìn đạn pháo các loại.

Ngoài thiết giáp, pháo binh vẫn là trọng tâm của gói viện trợ quân sự mới nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Ngoài thiết giáp, pháo binh vẫn là trọng tâm của gói viện trợ quân sự mới nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Một loạt vũ khí bộ binh từ gói viện trợ quân sự mới nhất từ Mỹ cũng rất thú vị. Ví dụ như ngoài 500 tên lửa chống tăng TOW đã được công bố, Quân đội Ukraine còn nhận được 2.000 tên lửa chống tăng khác (chủng loại chưa được công bố).

Việc chuyển giao một số lượng vũ khí nhỏ, thiết bị quan sát ảnh nhiệt và quang học chưa xác định cũng được thông báo, và có lẽ điều thú vị nhất là cung cấp mìn định hướng Claymore, loại mà Liên Xô đã sao chép thành MON-50.

Lầu Năm Góc cũng chính thức xác nhận việc chuyển giao tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow cho Lực lượng Phòng không Ukraine và cách chúng sẽ được điều chỉnh để bắn từ bệ phóng Buk-M1 là một bí mật công nghệ còn nhiều bí ẩn.

Không kém phần bí mật là phương thức rocket không điều khiển Zuni sẽ được bắn từ trực thăng của Ukraine (trên thực tế ở một số khía cạnh, rocket Zuni tương tự như loại S-13 và S-25 do Liên Xô chế tạo), Lầu Năm Góc cho biết sẽ chuyển giao 4.000 đơn vị.

Cần nhấn mạnh, rocket Zuni với đường kính 127 mm không phải là tiêu chuẩn cho các bệ mang trên máy bay theo hệ Liên Xô, vì vậy cần có nền tảng đặc biệt để bắn chúng.

Nếu chúng ta đánh giá phạm vi và chủng loại vũ khí trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự thứ 29 từ Mỹ nói chung, thì đây chính xác là những gì Lực lượng vũ trang Ukraine cần chuẩn bị cho một cuộc phản công mới.

Nhưng rõ ràng Kyiv cần nhiều vũ khí hơn và ở đây vẫn còn phải xem những "câu đố" nào sẽ được thêm vào bức tranh chung về việc tái vũ trang cho quân đội của các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.