Mỹ tăng gấp đôi tốc độ loại biên cường kích A-10

GD&TĐ - Quân đội Mỹ cho rằng những chiếc máy bay này không phù hợp với chiến tranh hiện đại nên dần dần bị đưa ra bãi rác.

Mỹ tăng gấp đôi tốc độ loại biên cường kích A-10

Theo kết quả năm 2024, Không quân Mỹ đã cho ngừng hoạt động 39 máy bay tấn công A-10, sau đó chúng được đưa về bảo quản tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan.

Để minh họa, vào năm 2023, Quân đội Mỹ chỉ cho ngừng hoạt động 17 máy bay loại này, đồng thời thực hiện chương trình thay thế cánh trên một số chiếc A-10 để tăng thời hạn sử dụng.

Hiện tại, Mỹ có kế hoạch loại biên toàn bộ phi đội A-10 chậm nhất là vào năm 2030, khi họ cho rằng những chiếc cường kích này không phù hợp để sử dụng trong chiến tranh hiện đại, cổng thông tin The War Zone (TWZ) cho biết.

Các nhà phân tích của ấn phẩm nêu chi tiết rằng tính đến tháng 9 năm 2024, 157 cường kích A-10, hầu hết trong tình trạng không thể bay được, đã được đưa tới Căn cứ Không quân Davis-Monthan, đây là địa điểm đơn vị bảo trì và phục hồi hàng không vũ trụ số 309 (AMARG) quản lý.

Đồng thời tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2023 (bắt đầu năm tài chính 2024), Không lực Hoa Kỳ có tổng cộng 218 chiếc A-10 trong tay, điều này ngụ ý rằng trong năm dương lịch 2024, Lầu Năm Góc đã loại bỏ 20% đội bay hiện có.

Hơn nữa theo pháp luật hiện hành trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đến năm 2025, Không quân Mỹ phải giảm số lượng A-10 tối thiểu trong đội hình hoạt động từ 135 xuống 96 chiếc.

4a367764e25ee4a1.jpg
Quá trình thay thế cánh trên chiếc cường kích A-10.

Trong lúc này, nhiều ý kiến cho rằng A-10 sẽ không thể được sử dụng hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh có thể xảy ra chiến tranh với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, nên họ cho rằng tốt hơn hết là phân bổ lại nguồn lực cho chương trình máy bay F-35.

Đây không chỉ là việc ngừng hoạt động dần dần các máy bay tấn công A-10 theo thông số định lượng đã biết, mà còn bao gồm tái trang bị cho những đơn vị từng khai thác chúng.

Ví dụ vào tháng 2 năm 2025, Phi đội 25 của Không lực Hoa Kỳ, đóng tại căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc, sẽ cho 24 chiếc A-10 nghỉ hưu, trong khi đó đơn vị này sẽ nhận được máy bay thay thế nào vẫn là một câu hỏi mở.

Đổi lại, sau khi ngừng hoạt động các máy bay A-10, Phi đội 175 của Vệ binh Quốc gia Maryland sẽ trở thành đơn vị tác chiến mạng, Không đoàn 23 sẽ chuyển sang dùng F-35 và Không đoàn 124 sẽ tiếp nhận F -16.

Liên quan đến chương trình thay thế cánh cho máy bay A-10 được đề cập ở trên, đây là thông tin chi tiết - vào năm 2017, Không lực Hoa Kỳ đã đặt hàng Tập đoàn Boeing chế tạo 173 bộ phụ kiện.

Việc sản xuất theo đơn đặt hàng này bắt đầu vào năm 2019, toàn bộ số phụ tùng đã được sản xuất đầy đủ vào năm 2022, nhờ đó có cơ hội kéo dài thời gian hoạt động của những máy bay tấn công này thêm 2.000 giờ (và do đó tăng hạn sử dụng đến năm 2030 nếu còn nhu cầu).

Thời đại của cường kích A-10 đã chấm dứt để nhường chỗ cho máy bay không người lái.
Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng với tiểu phẩm Thi hộ lồng ghép tuyên truyền những hậu quả của việc học hộ, thi hộ trong chương trình tọa đàm về chuyên đề Văn hóa học đường với sinh viên thời đại 4.0. Ảnh: NTCC

Học hộ, thi hộ: Nhiều hệ lụy

GD&TĐ - Tìm đến dịch vụ học hộ, thi hộ, nhiều sinh viên/học viên được cam kết có kết quả như ý nhưng sau đó chỉ là sự thất vọng...

Thầy Đặng Khắc Bình (thứ 4 từ phải sang) chụp hình kỷ niệm cùng học trò. Ảnh: NVCC

Vần thơ xanh thầm

GD&TĐ - Khi tôi viết những dòng này thì thầy đang phải vận lộn chiến đấu để chống lại căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Những bạn lịch bàn cần mẫn nhắc lịch trình. Ảnh: Bình Thanh

Người bạn nhắc thời gian cần mẫn

GD&TĐ - Mỗi dịp năm cũ chuẩn bị hết và năm mới sắp đến, cơ quan luôn tặng mẹ tôi rất nhiều bạn lịch treo tường, để bàn để sử dụng trong năm mới.