Mỹ soán ngôi Nga trở thành nhà cung cấp dầu khí hàng đầu của Ấn Độ

GD&TĐ - Mỹ đã thành công trong việc gây áp lực lên Ấn Độ nhằm từ bỏ dầu khí có nguồn gốc Nga.

Mỹ soán ngôi Nga trở thành nhà cung cấp dầu khí hàng đầu của Ấn Độ

Các cuộc đàm phán gần đây giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã dẫn đến một thỏa thuận rằng Washington sẽ trở thành nhà cung cấp dầu khí chính của New Delhi.

Quyết định này nhằm mục đích tăng cường an ninh năng lượng của quốc gia Nam Á, đồng thời làm giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Tại cuộc họp báo chung, ông Trump nhấn mạnh: "Thủ tướng Modi và tôi đã đạt được một thỏa thuận rất quan trọng về năng lượng, một lần nữa sẽ đưa Hoa Kỳ trở thành nhà cung cấp dầu khí hàng đầu cho Ấn Độ."

Đáp lại, Thủ tướng Modi cũng lưu ý rằng Ấn Độ có ý định phát triển hoạt động thương mại dầu khí với Hoa Kỳ để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ - ông Vikram Misri cho biết New Delhi đã mua các nguồn năng lượng trị giá khoảng 15 tỷ đô la từ Hoa Kỳ vào năm 2024.

Con số này có thể tăng lên 25 tỷ đô la trong tương lai gần, viễn cảnh trên sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước.

gettyimages-1291793738-3ae200c554bb4030a7d0faebf0fb1ff8.jpg
Mỹ - Ấn sẽ tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực để cân bằng cán cân thương mại.

Ngoài ra các nhà lãnh đạo còn thảo luận về khả năng tăng nguồn cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ấn Độ. Ông Trump đã công bố kế hoạch tăng doanh số bán trang thiết bị quân sự lên hàng tỷ đô la, bao gồm cả khả năng giao máy bay chiến đấu F-35.

Hai bên cũng nhất trí bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp thương mại và thuế quan. Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn tăng cường mua sản phẩm nông nghiệp và giảm thuế đối với một số hàng hóa của Mỹ. Dự kiến ​​sẽ đạt được thỏa thuận trong vòng 7 tháng, với tiến triển đáng kể vào mùa thu năm 2025.

Các bước đi nói trên nhằm mục đích tăng cường quan hệ song phương và đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Cả hai quốc gia đang tìm cách tăng cường hợp tác an ninh, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như phát triển những dự án chung về trí tuệ nhân tạo và một vài công nghệ tiên tiến khác.

Ấn Độ từng đóng vai trò "trụ đỡ" của nền kinh tế Nga khi mua khối lượng rất lớn dầu khí.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ