Mỹ phẫu thuật bom lượn UMPK Nga

GD&TĐ -Theo chuyên gia quân sự Piotr Butowski, bom lượn dùng bộ dẫn đường UMPK Nga sử dụng tại Ukraine có thiết kế vội vàng và thô sơ.

Hình ảnh bom lượn UMPK tấn công mục tiêu được Nga công bố.
Hình ảnh bom lượn UMPK tấn công mục tiêu được Nga công bố.

Nhận định được Piotr Butowski viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ sau khi những hình ảnh đầu tiên về bom lượn UMPK thả từ tiêm kích Su-34 được Không quân Nga công bố.

Hình ảnh được công bố cho thấy, hai quả bom thông thường gắn module Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK) được thả từ cường kích Su-34, bung cánh lượn và bay tới mục tiêu trên chiến trường Ukraine.

Lực lượng Không quân vũ trụ Nga bắt đầu sử dụng bom UMPK từ đầu năm 2023, gây ra mối đe dọa không nhỏ với các đơn vị Ukraine. Đây là phương án tương tự dòng JDAM-ER của Mỹ, giúp biến những quả bom thông thường thành bom thông minh, thay vì phải sản xuất những quả đạn dẫn đường chuyên biệt có chi phí cao.

"Nhìn tổng thể của UMPK cho thấy loại vũ khí này ưu tiên chi phí rẻ và tốc độ sản xuất nhanh chóng, không phải là vũ khí đắt tiền được phát triển chuyên biệt", chuyên gia Piotr Butowski cho biết.

Theo ước tính của chuyên gia Mỹ, một bộ UMPK có giá xuất xưởng khoảng 24.000 USD, rẻ hơn nhiều so với tên lửa dẫn đường Kh-29 có khối thuốc nổ tương đương và mức giá lên tới 140.000 USD/quả.

Ưu thế không quân cho phép máy bay Nga thả bom UMPK từ độ cao lớn, giúp bom đạt tầm bay tối đa, trong khi chiến đấu cơ mẹ vẫn nằm ngoài tầm bắn của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine.

Chuyên gia Butowski cho rằng, điểm dễ nhận thấy trên bom UMPK Nga là các bộ cánh nâng rất thô sơ, dù đặc điểm này có thể được cải tiến và hoàn thiện dần. Đây là dấu hiệu chứng tỏ UMPK được thiết kế vội vàng và chưa trải qua đầy đủ thử nghiệm cần thiết, nhằm rút ngắn thời gian đưa vào chiến đấu.

Butowski còn cho biết, bom FAB-500M-62 khi gắn bộ cánh UMPK có thể vượt quá mức tải 500 kg tối đa của phần lớn giá treo vũ khí trên máy bay Nga, điều có thể khiến các quả bom tự tách rời khỏi giá treo khi máy bay làm nhiệm vụ.

Thiết kế và triển khai vội vàng còn khiến cơ cấu bung cánh kém tin cậy, khiến nhiều quả bom lao đi với phần cánh chưa mở hoàn toàn, hạn chế đáng kể tầm bay và độ chính xác.

Nhược điểm lớn nữa nằm ở ngòi nổ của bom UMPK bởi chúng sẽ chuyển sang chế độ sẵn sàng kích hoạt ngay khi tách khỏi máy bay, tương tự bom thông thường.

Điều này khiến nó có thể rơi và phát nổ ngay trên lãnh thổ Nga nếu cụm cánh nâng không mở, điều từng xảy ra trong vụ Su-34 đánh rơi bom xuống tỉnh Belgorod hồi cuối tháng 4/2023.

"Bom UMPK và khả năng dẫn đường của chúng luôn là dấu hỏi lớn suốt thời gian dài, không ai biết liệu nó có khả năng hiệu chỉnh đường bay hay không.

Mọi nghi vấn đều được giải đáp vào ngày 13/7, khi xuất hiện những bức ảnh đầu tiên về một bộ UMPK được chuyên gia Mỹ mổ xẻ, cho thấy ăng ten Kometa-M và thiết bị nhận tín hiệu định vị vệ tinh ở trong", Butowski nói.

Ăng ten Kometa được dùng để nhận tín hiệu định vị vệ tinh GPS và GLONASS trong điều kiện bị chế áp điện tử mạnh. Nó có 4 bộ thu phát, cho phép phát hiện và loại bỏ hoàn toàn tín hiệu gây nhiễu từ đối phương.

Mẫu ăng ten đầu tiên của dòng Kometa được công ty VNIIRT Progress ở Moskva phát triển năm 2007 và nặng gần 40 kg. Nhà sản xuất đã liên tục cải tiến thiết kế, tăng cường hiệu năng và giảm trọng lượng.

Kometa-M (phiên bản mới) ra đời sau đó chỉ nặng 0,14 kg và được thiết kế cho các máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ như Orlan-10 và Orlan-30, trước khi được triển khai trên hệ thống UMPK.

"Không thể chắc chắn về độ chính xác của UMPK, nhưng điều rõ ràng là những quả bom này có hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh để tiếp cận mục tiêu", Butowski cho biết.

Clip bom lượn UMPK Nga tấn công kho chứa vũ khí Ukraine.

Dù không được phương Tây đánh giá cao nhưng Không quân Ukraine từng nhiều lần thừa nhận họ không có biện pháp đối phó hiệu quả với bom UMPK của Nga, đây là lý do phương Tây cần cung cấp tiêm kích F-16 hoặc hệ thống đánh chặn tối tân nhất cho Kiev.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

xoá nếp nhăn vùng mắtgiường gấp y tế phổ biến và được cấp phép lưu hànhTìm hiểu bắn laser trị nám ở đâu uy tínnhấn mí SBC Double Neo