Mỹ: Người dân chỉ trích chính quyền “thổi phồng” bão tuyết

Việc cơn bão tuyết lịch sử không thật sự lớn như dự báo đã khiến xuất hiện nhiều lời chỉ trích cho rằng chính quyền bang và thành phố New York, New Jersey phản ứng quá khi ra lệnh cấm đi lại.
Trái với dự báo của các cơ quan khí tượng, bão tuyết Juno đã không gây ảnh hưởng lớn tới thành phố New York mà lại hoành hành ở bang Massachusetts - Ảnh: Nguyen Tam/Dân trí
Trái với dự báo của các cơ quan khí tượng, bão tuyết Juno đã không gây ảnh hưởng lớn tới thành phố New York mà lại hoành hành ở bang Massachusetts - Ảnh: Nguyen Tam/Dân trí
Cơ quan dự báo thời tiết của Mỹ ngày 26/1 dự báo bão tuyết sẽ đổ vào mạn Bắc của Bờ Đông nước Mỹ từ chiều thứ Hai tới ngày thứ Ba theo giờ địa phương, đặt các bang từ New Jersey tới Indiana vào danh sách cần theo dõi đặc biệt. Thành phố New York có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gió giật mạnh và tuyết rơi dày. Nhiều khu vực được dự báo có tuyết rơi dày tới 90cm.

Nhà chức trách hàng loạt bang miền Đông Bắc nước Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp theo dự báo của cơ quan dự báo thời tiết.

Tuy nhiên, trái với dự báo của các cơ quan khí tượng, bão tuyết Juno đã không gây ảnh hưởng lớn tới thành phố New York mà lại hoành hành ở bang Massachusetts, với mức tuyết kỷ lục ghi nhận dày trên 90 cm như tại thị trấn Lunenburg và gây ra mất điện cục bộ ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người.

Trong khi đó, lượng tuyết ghi nhận được ở thành phố New York chỉ dày 15 cm, kém xa so với dự báo 60 cm.

Việc cơn bão không thật sự lớn như dự báo đã khiến xuất hiện nhiều lời chỉ trích cho rằng chính quyền bang và thành phố New York, New Jersey phản ứng quá khi ra lệnh cấm đi lại. Cơ quan dự báo thời tiết đã phải lên tiếng xin lỗi khi không đưa ra được dự báo chính xác hơn. Reuters dẫn tuyên bố của cơ quan này cho biết, rất khó dự báo các cơn bão mùa đông.

Còn thị trưởng thành phố New York De Blasio cho rằng “thà chúng ta chuẩn bị kỹ càng còn hơn là không”.

Theo Cổng TT Chính phủ
Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

GD&TĐ - Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị cho là bắt đầu suy yếu, và trong khi các chính phủ châu Âu đang nỗ lực thì người dân của họ lại mất niềm tin.
Một chiếc ghế đẩu lặn vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Smithsonianmag.com

Nỗi hổ thẹn ghế đẩu lặn

GD&TĐ - Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Vương quốc Anh tự hào sử dụng thiết bị trừng phạt tên là ghế đẩu lặn để dìm 'phụ nữ lắm lời' xuống nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Tuyên bố mới của ông Shoigu

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26/9 cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến đấu để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những điểm yếu trên Abrams được Nga công bố.

Tử huyệt Abrams phơi bày trước ATGM

GD&TĐ - Lực lượng Nga đang tăng cường học cách tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams khi những chiếc đầu tiên đã đến Kiev.
Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

GD&TĐ - Để chặn đòn đánh của từ hướng bờ, trên mặt biển, dưới đáy nước và từ trên không của Ukraine, Nga chỉ còn cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đen.