Mỹ mở rộng “danh sách đen”

GD&TĐ - Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với quân đội Trung Quốc vì đã mua thiết bị quân sự của Nga. Theo các quan chức Mỹ, đây cũng là động thái trừng phạt Moscow vì “các hoạt động ác ý”, bao gồm cả các cuộc tấn công vào các cuộc bầu cử của Mỹ.  

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo làm chứng trong một buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao về "Tăng cường Ngoại giao Mỹ: Xem xét ngân sách, hoạt động và ưu tiên chính sách của Bộ Ngoại giao”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo làm chứng trong một buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao về "Tăng cường Ngoại giao Mỹ: Xem xét ngân sách, hoạt động và ưu tiên chính sách của Bộ Ngoại giao”

“Giương Đông kích Tây”

“Hành động của ngày hôm nay không nhằm phá hoại khả năng quân sự hoặc chống lại sự sẵn sàng về mặt quân sự của bất kỳ quốc gia nào”, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, “nhưng đó là sự áp đặt chi phí đối với Nga để phản hồi lại sự can thiệp của nước này trong quá trình bầu cử Mỹ, hành vi không thể chấp nhận của họ ở miền Đông Ukraine và các hoạt động ác ý khác”.

Các hình phạt này được áp dụng theo một điều luật, trong đó yêu cầu Mỹ xử phạt bất kỳ ai thực hiện các giao dịch quan trọng với những bên có liên kết với tình báo Nga và các dịch vụ quân sự, kể cả các nhà sản xuất vũ khí. Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đã mở rộng danh sách đen hôm thứ Năm, trong đó thêm tên của 33 người Nga, đưa tổng số danh sách lên 72 người.

Ông Pompeo, với tư vấn của Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin, đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Phòng Phát triển Thiết bị của quân đội Trung Quốc và Giám đốc Li Shangfu vì đã mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa không đối không S-400 từ Nga. Các quan chức Mỹ cho biết, đây là lần đầu tiên có đối tượng bị xử phạt vì đã hợp tác kinh doanh với các đối tác Nga có tên trong danh sách đen.

Danh sách này được lập trong bối cảnh có lo ngại rằng, Tổng thống Donald Trump sẽ không có hành động đủ cứng rắn chống lại Nga, thậm chí có thể có những động thái nhằm giảm bớt sự trừng phạt đối với Moscow.

Giao dịch này đã diễn ra vào tháng 12 và tháng 1. Số tiền mà công ty Trung Quốc đã chi để mua thiết bị của Nga không được tiết lộ.

Theo một quan chức chính quyền Mỹ, mục tiêu của việc mở rộng danh sách đen là khiến mọi người phải cân nhắc thận trọng hơn về việc kinh doanh với bất kỳ ai có tên trong danh sách.

Mở rộng “danh sách đen”

Danh sách đen mới được mở rộng với tên của 25 công dân Nga, với lý do vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 bằng cách tấn công các mục tiêu dân chủ và tuyên truyền trên truyền thông xã hội.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tất cả những cá nhân này đều tham gia vào “lĩnh vực tình báo” của chính phủ Nga. Ngoài ra còn có Cơ quan Nghiên cứu Internet và người bảo trợ của nó, Yevgeny Prigozhin, một chính trị gia nhiều ảnh hưởng, có quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Prigozhin từng chế giễu các cáo buộc hình sự và có lẽ sẽ không bao giờ bước chân vào một phòng xử án của Mỹ.

Mỹ cũng đã đưa vào danh sách đen tên của Giám đốc cơ quan tình báo quân sự Nga GRU và hàng tá sĩ quan GRU từng bị truy tố hồi tháng 6 vì bị cáo buộc xâm nhập vào hệ thống máy tính của Ủy ban quốc gia Dân chủ và Chủ tịch chiến dịch của Hillary Clinton năm 2016. Email cá nhân từ cả hai mục tiêu đã được WikiLeaks công bố ngay trước cuộc bầu cử, khuấy động cuộc chạy đua và tạo điều kiện cho ông Trump tiến lên phía trước.

Lợi bất cập hại

Một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ nhấn mạnh rằng danh sách đen “không phải là một biện pháp trừng phạt, không gây chuyện gì đặc biệt với ai đó”, mà chỉ để báo hiệu rằng “nếu ai khác tham gia vào một giao dịch đáng kể” với những đối tượng có tên danh sách, họ có thể phải đối mặt với sự trừng phạt.

Đầu năm nay, Bộ Tài chính đã xử phạt các công dân Nga bị buộc tội bởi luật sư đặc biệt, và ngăn cấm công dân Mỹ kinh doanh với họ. Động thái vừa qua của Bộ Ngoại giao Mỹ càng làm tăng triển vọng rằng người nước ngoài cũng có thể phải đối mặt với hình phạt khi tham gia giao dịch với những người trong danh sách.

Nếu những người trong danh sách đen ở lại Nga, họ có thể ẩn náu an toàn và sẽ không bị dẫn độ sang Mỹ, vì vậy lệnh trừng phạt và danh sách đen của Mỹ có thể là hình phạt duy nhất mà chính quyền Mỹ có thể tác động tới các đối tượng này.

Nga là nước bán vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, nên điều luật đã đưa ra viễn cảnh khó xử rằng Washington có thể sẽ phải… trừng phạt chính các đồng minh của mình vì mua thiết bị quân sự từ Moscow, bởi khách hàng của các thực thể Nga có tên trong danh sách đen này bao gồm các đối tác chống khủng bố của Mỹ như Morocco,

Algeria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập. Qatar cũng là một khách hàng của Nga, cũng như NATO là đồng minh quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ngày 31/8 rằng nước này sẽ mua hệ thống S-400 càng sớm càng tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ