Mỹ: Học sinh Houston chịu hậu quả nặng nề sau bão Harvey

GD&TĐ - Trên khắp nước Mỹ, trẻ em đang bắt đầu vào năm học mới, tuy nhiên những em nhỏ ở nơi bị bão Harvey tàn phá đang bận rộn với những chiếc xuồng cứu hộ và đồ nhu yếu phẩm cứu tế. Các em không chỉ phải hoãn ngày khai giảng tới ít nhất 2/9 mà còn phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau siêu bão.

Trẻ em ở Houston chưa thể bắt đầu năm học mới vì vừa phải chịu siêu bão Harvey
Trẻ em ở Houston chưa thể bắt đầu năm học mới vì vừa phải chịu siêu bão Harvey

Giáo sư xã hội học Alice Fothergill của Đại học Vermont cho rằng việc không để trẻ bị lỡ việc học hành là rất quan trọng. Bà và người bạn của mình là giáo sư Lori Peek của Đại học Colorado đã nghiên cứu hơn 600 trẻ em trong vòng 7 năm sau cơn bão Katrina tấn công Mỹ vào năm 2005.

“Chúng tôi đã gặp rất nhiều trẻ em có cuộc sống hoàn toàn thay đổi sau thời gian dài không tới trường và có nhiều trẻ em không được quay trở lại trường học” – bà Alice nói.

Một yếu tố góp phần làm tăng ảnh hưởng của bão Katrina đối với trẻ em ở New Orlean là tình hình trước khi bão tới. Fothergill và Peek thấy rằng những trẻ trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương trước bão, do vấn đề tài chính hoặc gia đình bất ổn, đều dễ bỏ học sau bão (thậm chí nếu không có thảm họa thiên nhiên, mối quan hệ giữa nghèo đói và bỏ học cũng rất chặt chẽ). Hai giáo sư cũng cho rằng những trẻ em phải di chuyển thường xuyên cũng dễ bỏ học.

Giáo sư Fothergill lưu ý rằng nhiều trẻ bị ảnh hưởng của bão Harvey ở Houston cũng dễ lâm vào tình trạng bị tổn thương và sẽ có thời gian khó khăn để hồi phục sau bão. Riêng khu học chánh của Houston có 210.000 học sinh tại 283 trường học và hơn một nửa số học sinh này được xem là từ các gia đình có kinh tế khó khăn.

Học sinh ở Houston cũng phải gặp khó khăn trong việc tái thiết trường học, giáo viên cũng phải chịu cảnh mất mát và đều phải xây dựng lại từ đầu để có thể giúp đưa học sinh trở lại trường. Bên cạnh đó, nhiều học sinh sẽ phải sống ở những nơi tạm trú.

Theo hai giáo sư, sau thảm họa, nếu có điều kiện, các trường nên hỗ trợ học sinh bị mất nhà ở về các khoản phí như phí đồng phục, linh hoạt hơn trong việc yêu cầu bằng chứng tiêm chủng – đây là 2 rào cản khiến các bậc phụ huynh khó cho con đi học một ngôi trường mới sau thảm họa. Phụ huynh rất khó có thể đưa ra bằng chứng tiêm chủng khi tất cả giấy tờ của gia đình bị mất và văn phòng của bác sĩ cũng bị chìm.

Dự đoán Houston sẽ phải nỗ lực để giúp học sinh chịu ảnh hưởng của bão Harvey tiếp tục đi học và phải mất cả năm trời mọi việc mới có thể khôi phục lại hoàn toàn. Đây là điều mà bang New Orleans cũng phải mất hàng chục năm tái thiết sau bão Katrina.

Theo HuffPost

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.