Mỹ - Hàn ký kết hiệp ước quân sự mới để đối phó Triều Tiên

Mỹ - Hàn ký kết hiệp ước quân sự mới để đối phó Triều Tiên

(GD&TĐ) – Một hiệp ước giữa Hàn Quốc và Mỹ nhằm đưa phản ứng quân sự chung với Triều Tiên, thập chí ở mức độ thấp, đã được ký kết để tăng khả năng ngăn chặn giữa lúc căng thẳng leo thang – Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm nay (25.3).

A US soldier takes part in a military exercise in the South Korean border county of Cheorwon on September 13, 2012
Một lính Mỹ tham gia tập trận quân sự tại hạt biên giới Cheorwon của Hàn Quốc ngày 13.9.2012 

Hai nước liên minh đã ký thỏa thuận quân sự hôm thứ 6 tuần trước trong một động thái dường như khiến Bình Nhưỡng càng thêm tức giận.

Trong khi những thỏa thuận hiện tại đã cho phép Mỹ tham gia vào các cuộc xung đột quy mô lớn, hiệp ước mới sẽ đưa ra phản ứng đối với hành động khiêu khích ở mức độ thấp, ví dụ như xâm nhập có giới hạn qua đường biên giới. 

Hiệp ước trên đảm bảo sự hỗ trợ của Mỹ đối với bất kỳ sự đáp trả nào của Hàn Quốc và cho phép Seoul yêu cầu thêm lực lượng quân sự Mỹ nào mà họ thấy cần thiết.

“Điều này cho phép cả 2 nước cùng phản ứng với sự khiêu khích của Triều Tiên, theo đó Hàn Quốc sẽ đi đầu và Mỹ ủng hộ” – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-Seok cho hay. – “Nó sẽ có tác dụng ngăn chặn việc Triều Tiên khiêu khích chúng tôi”.

Mỹ có gần 30.000 quân đóng tại Hàn Quốc và có thể tăng cường quân từ các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản.

Những “khiêu khích” mà hiệp ước mới phòng ngừa bao gồm xâm nhập biên giới biển, bắn pháo vào đường biên giới, xâm nhập bằng máy bay chiến đấu tầm thấp hay bằng các đơn vị đặc nhiệm.

Hiệp ước trên được ký chỉ vài ngày trước khi kỷ niệm 3 năm vụ đắm tàu Cheonan của Hàn Quốc làm thiệt mạng 46 thủy thủ mà nước này cho rằng Triều Tiên đã dùng ngư lôi bắn vào – điều mà Bình Nhưỡng luôn từ chối có liên quan.

Lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên gần đây đã có một loạt chuyến thăm tới các đơn vị quân sự tiền tuyến khắp cả nước, đồng thời đưa ra lời đe dọa “quét sạch” các đơn vị quân sự Hàn Quốc trên một hòn đảo biên giới khác.

Phương Hà (Theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ