Mỹ giải mật dữ liệu kho dự trữ hạt nhân

GD&TĐ -Theo một tài liệu mới được Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) công bố vào ngày 19/7, Mỹ đã giải mật dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân của mình.

Mỹ có tổng cộng 3.748 đầu đạn hạt nhân tính đến tháng 9/2023
Mỹ có tổng cộng 3.748 đầu đạn hạt nhân tính đến tháng 9/2023

Theo một tài liệu mới được Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) công bố vào ngày 19/7, Mỹ đã giải mật dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân của mình, bao gồm 3.748 đầu đạn tính đến tháng 9/2023.

Thông tin của NNSA chỉ ra rằng, quy mô kho dự trữ vẫn gần như không thay đổi so với năm 2021, khi tài liệu trước đó cùng loại được công bố cho công chúng. Washington cho biết, tính đến tháng 9/2020, nước này có 3.750 đầu đạn.

Số liệu thống kê bao gồm cả đầu đạn đang hoạt động và không hoạt động, nhưng không bao gồm những đầu đạn đã được loại bỏ.

Cơ quan này lưu ý rằng, từ năm 1994 đến năm 2023, Mỹ đã tháo dỡ 12.088 đầu đạn hạt nhân, trong đó 405 đầu đạn đã được tháo dỡ từ năm 2020 đến năm 2023, và khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân khác hiện đã ngừng hoạt động và đang chờ tháo dỡ.

NNSA lưu ý rằng, con số hiện tại đã giảm mạnh so với năm 1967, khi kho vũ khí hạt nhân đạt đỉnh ở mức 31.255 đầu đạn.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến năm 2024, Mỹ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai thế giới với tổng số đầu đạn là 5.044. Nga là nước lớn nhất, với 5.580 đầu đạn.

Số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ bắt đầu giảm đều đặn vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh khi Washington và Moscow tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hiệu quả.

Trong khi đối thoại bị đình trệ vì quan hệ Mỹ-Nga xấu đi, một phần là do xung đột Ukraine, hai cường quốc vẫn cam kết thực hiện Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), trong đó giới hạn số vũ khí hạt nhân được triển khai ở mức 1.550 mỗi bên.

Tuy nhiên, một báo cáo của SIPRI vào tháng 6/2024 đã cảnh báo rằng, thế giới đang ở "một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người", khi các cường quốc toàn cầu tiếp tục tăng cường và hiện đại hóa kho vũ khí nguyên tử của họ.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, căng thẳng về Ukraine và Gaza đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu ngoại giao hạt nhân toàn cầu.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Trồng cau ồ ạt, nên chăng?

GD&TĐ - Thấy cau có giá, người ta đổ xô đi mua cau con về trồng. Diện tích cau tăng vọt, thế chỗ cho nhiều loại cây ăn trái khác...