Tối đa hóa áp lực kinh tế
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tuyên bố: “Một khi Triều Tiên tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, chúng tôi tin tưởng vào quyết tâm của chúng tôi trong việc tối đa hóa áp lực kinh tế để cô lập Triều Tiên khỏi các nguồn thương mại và nguồn thu từ nước ngoài, đồng thời làm lộ diện các chiến thuật tránh né của họ”.
Hành động trừng phạt này của Mỹ nhằm vào một cá nhân, 13 công ty và 20 tàu có các thương vụ mua bán trị giá hàng trăm triệu USD với Triều Tiên. Bộ Tài chính Mỹ cho biết một số người đã nhằm vào hoạt động được thông báo trong ngành vận tải Triều Tiên hoặc hàng hóa xuất nhập khẩu tới đất nước này. Theo Bộ Tài chính Mỹ, Triều Tiên được biết đến với việc sử dụng các phương thức vận chuyển lừa đảo, bao gồm chuyển hàng qua nhiều tàu biển khác nhau.
3 công ty Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 650 triệu USD hàng hóa tới Triều Tiên và nhập khẩu khoảng 100 triệu từ nước này. Các sản phẩm bao gồm máy tính bảng, than và sắt. Một công ty Trung Quốc khác là Công ty Công nghiệp Dandong Dongyuan đã xuất khẩu hơn 28 triệu USD hàng hóa gồm xe máy, máy móc điện tử và các mặt hàng khác liên quan đến lò phản ứng hạt nhân tới Triều Tiên trong nhiều năm. Dongyuan cũng có liên quan đến các công ty bình phong cho các tổ chức Triều Tiên vốn được biết đến là các nhà sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một tổ chức khác có liên quan đến Dongyuan hoạt động để xuất khẩu lao động từ Triều Tiên.
Quân bài “danh sách đen”
Động thái mới nhất này diễn ra chỉ một ngày sau khi Trump tuyên bố sẽ đưa Triều Tiên vào lại “danh sách đen” các nước tài trợ cho khủng bố. Trước đây, Tổng thống George W.Bush đã xóa tên quốc gia này khỏi danh sách vào năm 2008. Hiện nay, danh sách này gồm các nước Iran, Sudan và Syria.
Tổng thống Trump tỏ ra kiên định trong việc duy trì chính sách “gây áp lực cao nhất” lên Triều Tiên nhằm cô lập chế độ này. Thông báo về lệnh trừng phạt mới này được các nhà phân tích coi như một công cụ ngoại giao của chính quyền Mỹ để tăng sức ép, buộc các nước phải ngừng kinh doanh với Triều Tiên.
“Bất cứ điều gì làm gia tăng các việc kinh doanh với Triều Tiên đều không thể chấp nhận được - và tất nhiên quyết định của nhà tài trợ nhà nước đã làm điều đó: Thúc đẩy mọi việc đi đúng hướng để cắt đứt mối quan hệ của họ”, ông Anthony Ruggiero, một thành viên cao cấp tại Quỹ Bảo vệ nền dân chủ cho biết.
Một lệnh trừng phạt như vậy sẽ ngăn cản Triều Tiên nhận sự hỗ trợ của Mỹ và thiết lập một lệnh cấm xuất khẩu và buôn bán, đồng thời cho phép Mỹ trừng phạt những người hoặc quốc gia buôn bán với Triều Tiên.
“Ghét cả đường đi lối về”
Theo luật trừng phạt do ông Trump ký vào tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao được yêu cầu phải báo cáo với Quốc hội về vấn đề Triều Tiên hồi đầu tháng 11. Cơ quan này đã trì hoãn việc này cho tới khi chuyến công du châu Á của ông Trump hoàn tất.
Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson thừa nhận việc chỉ định sẽ mang lại một số hình thức trừng phạt mới, nhưng ông lưu ý rằng, quyết định bổ sung Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ khủng bố là một thông điệp gửi tới chính quyền ông Kim Jong Un về quyết định của Mỹ nhằm “làm gián đoạn và ngăn cản” một số đối tượng nhất định khỏi việc kinh doanh với Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất dự kiến sẽ là một trong nhiều lệnh sẽ được công bố nhằm chống lại Triều Tiên sắp tới. Theo ông Trump, hàng loạt hành động sẽ đưa các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên lên mức cao nhất từ trước đến nay. Bộ Tài chính Mỹ đã nhằm vào 8 ngân hàng Triều Tiên và hơn chục công dân nước này làm việc ở các nước như Trung Quốc, Nga và Libya.
Chế độ ông Kim Jong Un được cho là đang sử dụng một mạng lưới phức tạp của các công ty bình phong để kinh doanh tại Trung Quốc và một số nước khác để né tránh các lệnh trừng phạt. Lệnh trừng phạt đưa ra hồi tháng 9 đã đặt một số quy định đối với các ngân hàng và các công ty để rà soát xem khách hàng của họ có giao dịch với Triều Tiên hay không.