Mỹ đang thử thách hệ thống phòng không tại Crimea

GD&TĐ - Chuyên gia Dmitry Drozdenko cho biết, quân đội Mỹ đang coi hệ thống phòng thủ Nga tại bán đảo Crimea là mối đe dọa và là mục tiêu để thử nghiệm.

Hệ thống phòng không Nga tại Crimea.
Hệ thống phòng không Nga tại Crimea.

Nhận định được học giả Dmitry Drozdenko, nhà phân tích quân sự và tổng biên tập của tờ Tổ quốc Arsenal, đưa ra khi bình luận về thông tin về một chiếc máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ bay qua vùng biển trung lập tại Biển Đen gần Bán đảo Crimea trong ngày thứ hai liên tiếp.

Ông giải thích rằng máy bay không người lái trước đó đã tắt bộ phát đáp của nó, một thiết bị điều khiển nhận và tự động phản hồi tín hiệu đến, điều mà ông nói đã dẫn đến việc UAV tạm thời biến mất khỏi trang theo dõi Flightradar24.

Ông Drozdenko cũng cho rằng Global Hawk thay đổi lộ trình vào hôm 4 tháng 6 có thể cho thấy "nỗ lực khiêu khích của UAV nhằm phát hiện các hệ thống phòng không của Nga trong khu vực này" nhằm giúp Quân đội Ukraine tấn công chúng sau đó.

Nhà phân tích nói thêm rằng dự kiến ​​sẽ không có hành động nào chống lại máy bay không người lái vì nó vẫn ở vùng biển quốc tế, nhưng xét về mặt lý do, chiếc UAV đáng lẽ đã bị bắn hạ.

Theo dữ liệu của Flightradar24, máy bay Northrop Grumman RQ-4B Global Hawk hiện đang theo dõi phía đông nam Crimea ở độ cao khoảng 16,7 km.

Vào ngày 4 tháng 6, máy bay không người lái đã rời khỏi khu vực không phận Romania một thời gian ngắn trước khi bay trở lại.

Chuyên gia Nga nhấn mạnh, phần lớn các cuộc tấn công vào Crimea và các mục tiêu của Nga trên Lãnh thổ Krasnodar được thực hiện bởi Lực lượng Vũ trang Ukraine sau khi máy bay trinh sát của Mỹ và NATO xuất hiện trên bầu trời phía Bắc và phía Đông của Biển Đen.

Đây không thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Sự hiện diện của các máy bay trinh sát Mỹ, khi chúng bay vòng quanh bầu trời trong vài giờ, sau đó là các cuộc tấn công tên lửa cho thấy có sự phối hợp.

Thực tế này làm xuất hiện loạt đề xuất từ ​​giới quân sự Nga về sự cần thiết phải giảm thiểu mức độ đe dọa từ những cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái do Ukraine thực hiện.

Một trong những phương án đang được thảo luận tích cực là việc thành lập vùng cấm bay trên không phận Biển Đen.

Theo đánh giá của học giả Nga, hiện tại quyết định như vậy chưa được thảo luận ở cấp cao nhất nhưng việc tạo ra vùng cấm bay, ngay cả khi nó chỉ nhằm vào máy bay không người lái của NATO, được xem là biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho mục tiêu quân sự và trung tâm kinh tế của Nga.

Một ví dụ về việc sử dụng thành công biện pháp như vậy là sự kiện máy bay không người lái của Mỹ bị tiêm kích Su-27 Nga xả nhiên liệu và khiến nó bị mất kiểm soát sau đó rơi trên Biển Đen hồi năm 2023.

Việc tạo ra một vùng cấm bay ở phía Bắc và phía Đông Biển Đen mang lại nhiều lợi ích cho Nga. Thứ nhất, điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng xảy ra các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga.

Thứ hai, biện pháp nói trên sẽ tăng cường an ninh cho các cơ sở chiến lược quan trọng của Nga như nhà máy lọc dầu và sân bay quân sự.

Tuy nhiên, việc tạo ra vùng cấm bay sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Điều này cần có sự đồng thuận ở cấp độ quốc tế và có thể gây ra phản ứng gay gắt từ các nước phương Tây.

"Trước những mối đe dọa mà Nga phải đối mặt, bước đi trên có vẻ hợp lý và cần thiết", học giả Nga nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.