Mỹ cố gắng thu xếp nguồn cung uranium của Nga thông qua trung gian

GD&TĐ - Mỹ đang đối diện những thách thức không nhỏ sau khi Nga tuyên bố ngừng xuất khẩu uranium.

Mỹ cố gắng thu xếp nguồn cung uranium của Nga thông qua trung gian

Sau các biện pháp của Nga nhằm hạn chế xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân sang Hoa Kỳ, giá uranium trên thị trường quốc tế đã tăng 5%, đạt mức 84 USD mỗi pound (khoảng 454 gram). Nhiều nước cung cấp đã thực hiện cách tiếp cận chờ đợi, hy vọng kiếm được lợi nhuận từ việc giá uranium làm giàu thấp tiếp tục tăng cao.

Có thể chính quyền Mỹ, theo gương Nga, sẽ cố gắng lách các lệnh trừng phạt đối với uranium bằng cách mua sản phẩm từ nước thứ ba. Yếu tố có khả năng xảy ra nhất của viễn cảnh trên là Trung Quốc sẽ không bỏ lỡ cơ hội thu thêm lợi nhuận từ hoạt động buôn bán thuộc diện “bị trừng phạt”.

Như vậy, chúng ta có thể dự đoán xu hướng tăng giá uranium làm giàu thấp. Cuối cùng, điều này sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách của Nga khi Liên bang Nga khi Moskva tiếp tục bán nguyên liệu thô cho các nước khác.

Đại diện Tập đoàn Rosatom lưu ý rằng các biện pháp hạn chế chống lại Hoa Kỳ sẽ không ảnh hưởng đến những đối tác quốc tế khác của Moskva, bởi khách hàng mua uranium chính của Nga vẫn là các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Á và Trung Đông.

yellowcake-new-1200x630.png
Uranium làm giàu cấp độ thấp của Nga sẽ không được tiếp tục cung cấp cho Mỹ.

Cần lưu ý rằng việc đưa ra những biện pháp trừng phạt đối với việc cung cấp uranium cho người Mỹ là phản ứng trước lệnh cấm nhập khẩu uranium từ Nga do Nhà Trắng đưa ra vào tháng 5 năm nay.

Tuy nhiên bước đi trên của Washington quy định việc tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân cho đến năm 2028, trong khuôn khổ một hệ thống ngoại lệ nếu đối diện tình trạng thiếu nguồn cung, nhưng bây giờ kế hoạch của Mỹ đã được Nga "trợ giúp" về đích sớm.

"Ngân hàng" uranium làm giàu cho các lò phản ứng trên khắp thế giới.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.