Mỹ buộc phải xem xét lại học thuyết rút ra từ Chiến dịch Bão táp sa mạc

GD&TĐ - Mỹ từng chỉ tập trung vào chiến tranh công nghệ cao chớp nhoáng và bỏ quên chiến tranh tiêu hao, trong đó ý nghĩa của số lượng là rất quan trọng.

Mỹ buộc phải xem xét lại học thuyết rút ra từ Chiến dịch Bão táp sa mạc

Chiến thắng trước Quân đội Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 đã khiến giới quân sự và chính trị Hoa Kỳ rơi vào bẫy khi tưởng tượng rằng từ nay trở đi tất cả các cuộc xung đột sẽ chỉ mang tính ngắn hạn và nhấn mạnh vào yếu tố công nghệ cao.

Tuy nhiên kinh nghiệm từ các chiến dịch quân sự tiếp theo mà Mỹ tham gia, bắt đầu từ Somalia năm 1993 và kết thúc ở Afghanistan năm 2021, cho thấy rằng cần phải chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, trong đó số lượng binh sĩ và phương tiện sẵn có đóng vai trò quan trọng ngay từ đầu.

Nếu không thoát ra khỏi cái bẫy này thì Mỹ sẽ không thể kiềm chế hiệu quả sức mạnh của Nga, chưa kể đến Trung Quốc còn đáng gờm hơn nhiều.

Quan điểm này được ông John Ferrari, một thiếu Tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu bày tỏ trong bài phân tích đăng trên ấn phẩm Defense One.

Đầu tiên như ông Ferrari viết, cần phải quay lại việc lập kế hoạch quân sự với các nguyên tắc cơ bản về số lượng và mức tiêu hao. Và để làm được điều này, cần phải tăng quy mô lục quân, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến cho phù hợp, đồng thời ngừng tiết kiệm ngân sách quân sự.

Bước tiếp theo mà Thiếu tướng Quân đội Hoa Kỳ nói đến là cần đầu tư vào việc phát triển tổ hợp công nghiệp quân sự, để có thể chế tạo hàng loạt vũ khí công nghệ cao một cách đơn giản, thay vì các mẫu đơn lẻ nhằm trình diễn như hiện nay.

Bước thứ ba được ông John Ferrari khuyến nghị đó là Lầu Năm Góc nên điều chỉnh phương thức giới thiệu các công nghệ mới trong quân đội. Trước hết, hãy từ bỏ tình trạng áp đặt đổi mới "từ trên xuống dưới" mà ngược lại - cần kích thích theo hướng "từ dưới lên trên".

Quân đội Mỹ đang có quy mô nhỏ nhất trong nhiều chục năm, cho dù ngân sách quốc phòng tăng vọt.

Quân đội Mỹ đang có quy mô nhỏ nhất trong nhiều chục năm, cho dù ngân sách quốc phòng tăng vọt.

Trong bối cảnh đó, nảy sinh một vấn đề là Lầu Năm Góc cần phải cân đối chi tiêu ngân sách quốc phòng dự kiến năm nay sẽ đạt con số kỷ lục 850 tỷ USD.

Mặc dù với ngân sách khổng lồ như vậy, hóa ra nước Mỹ hiện không có lực lượng vũ trang đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng một cuộc chiến "kiểu thế kỷ 20", khi hình thức xung đột này đang quay lại vào đầu thế kỷ 21.

Những điều được đề cập ở trên cho thấy rằng Hoa Kỳ mới chỉ bắt đầu suy nghĩ lại ở cấp độ chung về những gì Chiến dịch Bão táp sa mạc thực sự mang lại cho họ, điều mà cho đến gần đây vẫn được coi là tiêu chuẩn của chiến tranh công nghệ cao trong thế kỷ 21.

Mẫu thử nghiệm xe tăng chiến đấu chủ lực AbramsX thế hệ mới của Quân đội Mỹ.

Theo Defense One

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...