Mỹ, Bỉ, Pháp và Hà Lan viện trợ quân sự cho Ukraine

GD&TĐ - Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Mỹ xuất kho vũ khí bổ sung trị giá 350 triệu USD cho Ukraine khi nước này đang nỗ lực chống lại hoạt động quân sự từ Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong một bản ghi nhớ với Ngoại trưởng Antony Blinken, ông Biden chỉ đạo 350 triệu USD được phân bổ thông qua Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài sẽ được chỉ định cho quốc phòng Ukraine.

Ukaine đã xin vũ khí chống tăng Javelin và tên lửa Stinger để bắn máy bay.

Hôm qua (26/2), Ngoại trưởng Blinken cho biết trong các tuyên bố rằng, lần ủy quyền thứ 3 cho các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine là “chưa từng có”. Theo Lầu năm góc, vũ khí hỗ trợ lần này bao gồm vũ khí chống giáp, vũ khí cỡ nhỏ và nhiều loại đạn dược khác nhau để hỗ trợ lực lượng phòng thủ tiền tuyến của Ukraine.

Mỹ đã rút từ kho vũ khí của mình để cung cấp cho Ukraine vào mùa thu năm 2021 và sau đó một lần nữa vào tháng 12. Ông Blinken cho biết trong năm qua, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 1 tỷ USD cho Ukraine.

Các quốc gia khác đã cam kết tài trợ quân sự cho Kiev khi quân đội Ukraine chiến đấu chống lại lực lượng Nga. Điện Kremlin cho biết quân đội Nga bắt đầu tiến vào Ukraine vào thứ 7 sau khi Tổng thống Putin tạm dừng cuộc tấn công một ngày trước đó với dự đoán các cuộc đàm phán với Kiev sẽ không bao giờ xảy ra, Điện Kremlin cho biết.

Trong một bức thư gửi Quốc hội hôm qua, chính phủ Hà Lan sẽ cung cấp 200 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine nhanh nhất có thể.

Bỉ cam kết ủng hộ 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu.

Một phát ngôn viên của quân đội Pháp hôm qua cho biết đã quyết định gửi các thiết bị quân sự phòng thủ đến Ukraine để hỗ trợ nước này chống lại Nga, đồng thời cho biết thêm rằng vấn đề gửi vũ khí tấn công vẫn đang được xem xét.

Theo CNA
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Dơn (Nam Trà My, Quảng Nam) tham dự giải Hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Ảnh: NTCC

Vì sao 'trắng' giáo viên thể dục?

GD&TĐ - Một số địa phương vùng sâu, vùng xa phải linh hoạt để bố trí đủ GV dạy thể dục trong điều kiện khó có thể tìm nguồn hợp đồng bởi thu nhập thấp.
Ông Infantino tại đại hội FIFA lần thứ 73. Ảnh: ITN

Quyền lực 'tuyệt đối'

GD&TĐ - Luật sư Gianni Infantino đã thể hiện quyền lực gần như tuyệt đối của mình ở vị trí Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA).