Tác động tiềm ẩn của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến chính sách FDI
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một tập hợp các xu hướng và công nghệ đầy triển vọng để thay đổi cách thức sản xuất. Với sự tiên phong của các hãng ô tô Đức và Nhật Bản, Cách mạng Công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ nhanh chóng mở rộng phạm vi, cả về lĩnh vực và lãnh thổ.
Về cơ bản, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sắp xết hoạt động sản xuất sao cho hiệu quả hơn và mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhờ tập trung vào khả năng kết nối. McKinsey cho rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 là giai đoạn tiếp theo của quá trình “số hóa” ngành chế tạo với sự dẫn dắt của các yếu tố như sự gia tăng tốc độ xử lý dữ liệu và trình độ của công nghệ kết nối không dây diện rộng LPWAN. Đây là công nghệ mạng viễn thông không dây diện rộng, công suất thấp, được thiết kế để cho phép truyền thông tầm xa, được sử dụng nhiều cho truyền thông dữ liệu không dây trong các ứng dụng “Internet of thing” và các giải pháp M2M (máy móc kết nối với máy móc).
Bên cạnh đó, yếu tố khác dẫn dắt quá trình “số hóa” ngành chế tạo là khả năng phân tích và nắm bắt các thông tin kinh tế. Những hình thức tương tác mới giữa người và máy, như là các công nghệ tương tác thực tế. Yếu tố tác động nữa chính là việc nâng cao trình độ trong chuyển đổi các chỉ dẫn công nghệ số sang hữu hình (chẳng hạn, công nghệ tự động hóa tiên tiến và in 3D)...
Những tác động tiềm ẩn của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến Chính sách FDI của Việt Nam bao gồm cả cơ hội và thách thức. Trong khi phần lớn các nhà sản xuất ô tô, xe máy và điện tử toàn cầu, các nhà cung ứng linh kiện đã chủ động lựa chọn Cách mạng Công nghiệp 4.0 và điều này hứa hẹn đem lại cho họ lợi nhuận cao hơn. Môi trường thuật lợi cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 cùng với trình độ công nghệ tương xứng của Việt Nam là một tiền đề hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có định hướng xuất khẩu và đem lại hiệu quả, giá trị gia tăng hơn.
Nhưng chính những ứng dụng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã bắt đầu khi các công ty lớn của Việt Nam đang xem xét các cách thức để tự động hóa sản xuất, cắt giảm nhân công và tăng năng suất. Cho dù tự động hóa là tất yếu trong tương lai, kéo theo việc cắt giảm nhiều lao động phổ thông thì theo các chuyên gia tài chính Việt Nam cần phải chuẩn bị các chiến lược đa dạng hóa việc làm, với mục tiêu đảm bảo sinh kế cho lực lượng lao động phổ thông.
Lợi thế của Việt Nam
Quyết tâm nâng cao trình độ lao động thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp. |
Các nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam nằm trong số các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ các PTA sâu rộng. Baker đã ước tính rằng khối EU FTA có thể làm tăng GDP của Việt Nam trong dài hạn thêm khoảng 7 - 8%, tùy thuộc vào các tình huống thực tế. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước tính sẽ tăng 50% và nhập khẩu từ EU tăng 43%. Còn nếu xét theo ngành (lĩnh vực) thì dệt may, da giầy sẽ được hưởng lợi nhiều từ EU FTA.
Trong vài năm gần đây, với sự nổi lên của các chuỗi giá trị toàn cầu, có sự thay đổi của xu hướng những tập đoàn quốc gia làm ăn, đầu tư xuyên biên giới hoặc thông qua việc sở hữu trực tiếp các cơ sở ở nước ngoài tại nước sở tại hay thông qua hoạt động thương mại tự do. Hiện nay, các tập đoàn quốc gia chuyển dần sang các phương thức đầu tư nước ngoài mới, để có được hiệu quả tốt hơn, hoặc tiếp cận với các thị trường nước ngoài bằng những hình thức đầu tư ít truyền thống hơn (như thuê gia công, thuê ngoài dịch vụ, khoán nông nghiệp, nhượng quyền, cấp phép, quản lý theo hợp đồng).
Các phương thức đầu tư không góp vốn và có góp vốn không loại trừ lẫn nhau. Thông thường, các tập đoàn đa quốc gia sẽ tham gia thị trường ở nước họ đầu tư bằng phương thức không góp vốn, nhưng dần dần sau này có thể quyết định sẽ đầu tư trực tiếp hơn, thông qua sở hữu toàn bộ hoặc một phần bằng cách lập công ty con ở nước ngoài, hoặc công ty liên doanh.