Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Ngày 21/7 tại Hà Nội, Trường Đại học Việt Nhật thuộc ĐHQGHN (VJU) và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) phối hợp tổ chức Hội thảo “Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp Cách mạng công nghiệp 4.0”. Tham dự đông đảo các nhà khoa học, giảng viên đến từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước.

Giáo dục khai phóng là hướng mở cho chất lượng đào tạo thời 4.0
Giáo dục khai phóng là hướng mở cho chất lượng đào tạo thời 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành từ các cường quốc công nghệ và đang lan tỏa, tác động các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trường Đại học Việt Nhật và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nằm trong số ít trường đại học ở Việt Nam theo đuổi áp dụng triết lý giáo dục khai phóng vào đào tạo thế hệ trẻ có khả năng thích ứng, phát triển sự nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

GS. FURUTA Motoo – Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, cho rằng; Chúng ta đang sống trong thế giới thay đổi nhanh, thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Có người ước đoán rằng trí thông minh nhân tạo sẽ tiêu diệt một nửa công việc hiện tại. Chúng ta phải đào tạo nguồn nhân tài không bị trí thông minh nhân tạo tiêu diệt, ngược lại, làm chủ được trí thông minh nhân tạo.

Thế thì cần phải có một nền giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành và khả năng thích ứng với thay đổi. Đó chính là giáo dục khai phóng. Theo kinh nghiệm Nhật Bản, đại học coi trọng giáo dục khai phóng và đại học coi trọng đào tạo chuyên môn hẹp song song tồn tại là chuyện bình thường.

GS Furuta Motoo đã đưa ra kinh nghiệm giáo dục khai phóng trong nền giáo dục đại học của Nhật Bản và triển vọng áp dụng giáo dục khai phóng vào Việt Nam. Trong đó, Trường Đại học Việt Nhật nêu cao triết lý giáo dục khai phóng, áp dụng mô hình Trường Đại cương Đại học Tokyo, không ngoài mong muốn: Tương lai không xa, giáo dục khai phóng sẽ chiếm vị trí nhất định trong nền giáo dục đại học ở Việt Nam, sẽ có nhiều trường đại học áp dụng triết lý này một cách cơ bản và toàn diện.

Các tham luận của Giáo sư Uchida Kátuichi, nguyên Phó Giám đốc Đại học Waseda; GS Nguyễn Ngọc Thành đến từ Đại học Bách khoa Wroclaw (Ba Lan); GS David Camacho của Đại học Autonomous University of Madrid (Tây Ban Nha); GS Nguyễn Lộc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; TS Nguyễn Hoàng Oanh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật; GS Aizawa Masuo, cố vấn Chủ tịch cơ . Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, nguyên Giám đốc Đại học Công nghệ Tokyo; GS Cassim Monte – nguyên Hiệu trưởng Đại học APU (Nhật Bản).

Các nhà khoa học đã đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi: Vậy cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi hình mẫu nhân lực như thế nào và các cơ sở giáo dục đại học làm gì để đáp ứng. Tham luận và các bình luận của các giáo sư  đã gửi đến các nhà quản lý các trường đại học Việt Nam nhiều gợi mở.

Những nhận định xu hướng, bài học kinh nghiệm thực tiễn và gợi ý triển khai giáo dục khai phóng của các chuyên gia, nhà lãnh đạo uy tín đến từ châu Âu, Nhật Bản và Việt Nam, đều là những kinh nghiệm hay cho các trường đại học ở Việt Nam muốn thực hiện triết lý giáo dục Khai Phóng. 

GS Furuta Motoo: Sử dụng khái niệm giáo dục khai phóng thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau ở Việt Nam, nhưng chúng ta có nhất trí cao về sự cần thiết những con người có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành và khả năng thích ứng với thay đổi. Tôi cho đây chính là giáo dục khai phóng. Tôi tin rằng trong tương lai không xa giáo dục khai phóng sẽ chiếm vị trí nhất định trong nền giáo dục đại học Việt Nam. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.