Ngoài ra, Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore xếp thứ bảy trong top 10 trường đại học tốt nhất châu lục.
NUS tiến một bậc so với xếp hạng của năm 2013 và giành ngôi quán quân từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong và đây là lần đầu tiên NUS được xếp hạng trường đại học tốt nhất châu Á.
Còn NTU tiến ba bậc, từ bậc thứ 10 năm ngoái lên bậc 7 năm nay.
Bảng xếp hạng các trường đại học do tổ chức QS có trụ sở tại London (Anh) bình chọn thường niên từ năm 2004. QS đã tiến hành bình chọn hơn 3.000 học viện và trường đại học trên toàn thế giới, trong đó có hơn 300 trường tại khu vực châu Á, với các tiêu chí như danh tiếng về mặt học thuật, danh tiếng đối với giới chủ lao động, tỷ lệ sinh viên trên ngành học, tỷ lệ tài liệu được các khoa công bố và tỷ lệ được trích dẫn trong các tài liệu.
Trong bảng xếp hạng năm 2014, QS bình chọn NUS đứng đầu châu Á về danh tiếng đối với giới chủ lao động và đứng thứ hai về danh tiếng học thuật. NUS cũng đứng thứ nhất châu Á về chuyên ngành khoa học xã hội-quản lý; đứng thứ hai về ngành nghệ thuật-nhân văn, công nghệ và khoa học cuộc sống-y dược và đứng thứ ba về ngành khoa học tự nhiên.
Cùng trong xếp hạng 10 trường đại học tốt nhất châu Á năm 2014 còn có 3 trường của Hàn Quốc, gồm Viện Cao học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc xếp thứ hai, Đại học Quốc gia Seoul đứng thứ tư và Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang ở vị trí thứ 9.
Hong Kong có 3 trường là Đại học Hong Kong đứng thứ ba, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong đứng thứ năm và Đại học Trung Quốc của Hong Kong xếp vị trí thứ sáu.
Trung Quốc Đại lục có 1 trường là Đại học Bắc Kinh xếp vị trí thứ 8 và Nhật Bản có 1 trường là Đại học Tokyo đứng thứ 10.