Mua danh hiệu hoa hậu để làm gì?

GD&TĐ - Cuộc sống ngày càng cởi mở, nhu cầu được khẳng định nhan sắc, vẻ đẹp của con người ngày càng được nâng cao.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Điều này cũng là một trong những lý do khiến nhiều cuộc thi về nhan sắc nở rộ trong thời gian qua. Nếu như trước đây, văn hào Nga Dostoyevsky viết trong “Tội ác và Hình phạt” cho rằng cái đẹp có thể cứu rỗi thế giới thì ngày nay, cái đẹp đã thu hẹp lại để làm giàu cho một thân phận? 

Mới đây, bà Q.H.L (35 tuổi, ở Hà Nội) tố cáo rằng cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân sắc đẹp Việt 2020, mà bà vừa nhận danh hiệu, không có giấy phép. Đồng thời, bà Q.H.L cung cấp một số mức giá cho danh hiệu của cuộc thi, như Hoa hậu có giá 800 triệu đồng, Á hậu 1 là 400 - 500 triệu đồng, còn Á hậu 2 là 300 triệu đồng…

Bà Q.H.L cũng cho biết đã chuyển khoản cho ông N.V.H (Giám đốc một công ty truyền thông giải trí) 800 triệu đồng. Trước đó, ông N.V.H đưa cho bà bản hợp đồng (không có chữ ký) nêu rõ Công ty cam kết đào tạo xây dựng hình ảnh để bà Q.H.L vào tốp 4 và đoạt giải hoa hậu.

Thông tin mà bà Q.H.L đưa ra, cuộc thi này do Công ty TNHH MTV đầu tư du lịch giải trí Khổng Tước tổ chức, vòng chung kết diễn ra ngày 18/11/2020 và bà Q.H.L đoạt danh hiệu hoa hậu. Tuy nhiên, sau khi đoạt giải, bà muốn đi làm chương trình từ thiện nên đã liên hệ ban tổ chức đề nghị cung cấp giấy phép cuộc thi nhưng không được. Từ đó, bà nghi ngờ cuộc thi này không được cấp phép.

Trong khi đó, trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - khẳng định cục này không hề cấp phép cho cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân sắc đẹp Việt 2020.

Thời gian qua, không thiếu các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi hoạt động “chui”, không phép bị ngành văn hóa “tuýt” còi. Tháng 1/2020, Sở VH&TT Hà Nội đã lập biên bản việc Công ty Cổ phần Thương mại và vẻ đẹp Thảo mộc toàn cầu tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thảo mộc toàn cầu 2020 (Miss Global Her Beauty 2020) không có giấy phép. Công ty này tổ chức chung kết cuộc thi với 30 thí sinh tại một khách sạn. Đơn vị tổ chức đã bị xử phạt 49 triệu đồng.

Hay vào tháng 10/2020, Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế không cấp phép thi hoa hậu cho cuộc thi Hoa hậu nhí Miss Baby, mà chỉ cấp phép là đêm trình diễn thời trang. Đêm chung kết cuộc thi này có nhiều người nổi tiếng làm giám khảo. Sau khi phát hiện sai phạm, thanh tra sở đã xử phạt ban tổ chức 7,5 triệu đồng...

Nhu cầu được đẹp, được tôn vinh vẻ đẹp không có gì sai, nếu tất cả được vận hành theo đúng các quy định của luật pháp. Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu này, một số đơn vị, cá nhân đứng ra tổ chức các cuộc thi nhan sắc “chui” và đằng sau đó là những cuộc ngã giá các danh hiệu. Đồng thời, một vấn đề đặt ra là “người ta mua danh hiệu các cuộc thi hoa hậu này để làm gì?”. 

Bà L.T.V (Q.9, TPHCM) từng phản ánh một một công ty thương mại giải trí truyền thông nhận của bà 240 triệu đồng với việc hứa “bán” cho một danh hiệu hoa hậu. Theo lời bà V, người môi giới nói mua danh hiệu để được nổi tiếng, làm ăn thuận lợi, được mời quảng cáo, đại diện cho các đơn vị cần quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của họ, được mời làm giám khảo các cuộc thi sắc đẹp, các sự kiện văn hóa lớn của cả nước với cát-sê cao…

Điều này cho thấy nhiều người còn tin tưởng vào sức mạnh của các danh vị sắc đẹp. Một nhà nghiên cứu xã hội cho rằng, khi danh hiệu về nhan sắc bớt danh giá trong xã hội thì cũng sẽ ít đi chuyện mua bán. Người ta không thể lợi dụng những hào quang từ danh hiệu hoa hậu để tìm mọi cách tổ chức các cuộc thi này để kiếm tiền nữa.

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.