Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu

GD&TĐ - Nếu Hollywood có ý định làm phim về một loài thực vật vừa nguy hiểm, vừa có khả năng lây lan cực kỳ đáng sợ, thì nên làm về giant hogweed. Đây là một loài cỏ dại cực độc với khả năng sinh tồn ở bất kỳ nơi nào chúng bén rễ.

Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu

Các loài cây cỏ, thực vật không chỉ có mỗi tác dụng giúp cho môi trường Trái đất tốt đẹp lên. Bên cạnh đó, có những loài cây mang trong mình độc tính cực kỳ nguy hiểm, khiến bất kỳ sinh vật nào cũng phải hối hận nếu vô tình chạm phải.

Tại Mỹ có một vài loài thực vật như vậy, như giant hogweed (H. mantegazzianum) chẳng hạn. Đây là một loài cỏ dại cỡ lớn, được xếp vào dạng nguy hại hàng đầu trên ít nhất 8 tiểu bang. Chỉ cần chạm vào chúng, bạn có thể bị bỏng ở cấp độ 2 trở lên.

Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu - Hình 1

Đây chính là cỏ hogweed khổng lồ – giant hogweed

Và vấn đề là ở chỗ, chúng đang ngày càng lan rộng hơn. 

Có 3 mức độ bỏng chính, mỗi mức độ lại phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tổn thương da. Mức độ 1 là tổn thương nhẹ nhất và mức độ 3 gây tổn thương nghiêm trọng nhất.

Theo như một báo cáo từ ĐH công nghệ Virginia, loài cỏ hogweed đã xuất hiện ở tiểu bang này. Mới đây nhất, đã có trường hợp thiếu niên 17 tuổi vô tình chạm phải chúng khi đang cắt cỏ. Chỉ vậy thôi, và cậu bé phải nhập viện trong tình trạng bỏng độ 3.

Loài cỏ này trông nó giống như các loài cỏ dại bình thường, chỉ khác là toàn thân thuộc cỡ lớn hơn. Tuy nhiên, phần ngọn cỏ có chứa độc tố, dễ dàng gây bỏng rát nếu chạm phải.

Đặc biệt, phần nhựa trong thân cỏ mang một loại hóa chất gây kích ứng da, khiến làn da trở nên nhạy cảm với ánh sáng, hay còn gọi là “nhiễm độc ánh sáng”. Khu vực da ấy nếu chẳng may tiếp xúc với ánh Mặt trời cũng gây bỏng cấp độ lớn.

Tình trạng nhạy cảm này sẽ kéo dài trong nhiều năm, kèm theo sẹo rất khó lành. 

Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu - Hình 2

Nạn nhận bị bỏng vì cỏ hogweed khổng lồ

Được biết, loài cỏ này vốn là thực vật bản địa tại vùng Caucasus của châu Âu. Nếu không biết về độc tính của nó thì hầu như chẳng ai đề phòng, vì trông loài cỏ này rất… thú vị. Là cỏ, nhưng chúng có thể mọc cao tới 4m, tán lá rộng và cho ra hoa màu trắng. Tóm lại là rất dễ đánh lừa những người không biết.

Người Anh vào thế kỷ 19 đã bị lừa vì vẻ ngoài này. Cũng nhờ thế mà họ đã mang chúng đến Bắc Mỹ sau đó vài thập kỷ, để rồi người Mỹ và Canada giờ đây phải nỗ lực ngăn chặn không cho loài cỏ này mọc lan ra cả lục địa. 

Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu - Hình 3
Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu - Hình 4
Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu - Hình 5
Một trong những loài cây nguy hiểm nhất thế giới đang xâm chiếm nước Mỹ: chạm vào là bỏng như tự thiêu - Hình 6

Một khi chúng đã bén rễ thì thực sự rất khó để ngăn cỏ hogweed khổng lồ lan ra. Mỗi thân cỏ có thể cho ra hàng ngàn hạt giống, và chúng sẽ lẩn trốn trong đất ít nhất là vài năm. 

Những phương pháp người Mỹ đang áp dụng là cắt rễ, bỏ phần đầu chứa hạt giống, và phải xử lý chúng ngay khi mới mọc. Dù vậy, tất cả những nỗ lực ấy chỉ có tác dụng làm chậm tốc độ lan tỏa của cỏ, chứ không thể hoàn toàn giải quyết được chúng. 

Theo Tin tức giải trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.