Một trẻ sơ sinh ở Cà Mau tử vong sau tiêm thuốc dự phòng giang mai

GD&TĐ - Một trẻ sơ sinh được chẩn đoán bị sốc phản vệ độ 4 tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau.

Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.
Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Ngày 23/2, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã có báo cáo về trường hợp trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc điều trị dự phòng giang mai.

Theo báo cáo của bệnh viện, trẻ sơ sinh bị tử vong là bé trai, con của sản phụ Đ. (ngụ huyện Đầm Dơi, Cà Mau). Bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ với tuổi thai 39 tuần, cân nặng 3,7 kg. Sau sinh, bé khóc to, da hồng hào, phản xạ khá. Tuy nhiên, do mẹ có kết quả dương tính với bệnh giang mai nên bé được đưa vào Khoa Sơ sinh lúc 22h ngày 21/2 để theo dõi.

Lúc nhập viện tại Khoa Sơ sinh, tình trạng sức khỏe của bé ổn định, môi hồng, mạch rõ 140 lần/phút, thở đều 48 lần/phút, phản xạ tốt, tim đập đều, phổi thông khí hai bên, bụng mềm...

Lúc 6h45 ngày 22/2, bé được chỉ định tiêm bắp thuốc Benzathine benzylpenicillin (185.000UI tiêm bắp, liều 50.000UI/kg/ngày tiêm liều duy nhất theo Quyết định số 2438 ngày 4/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt "Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con").

Sau khi tiêm, bé xuất hiện dấu hiệu tím tái, thở co lõm ngực. Ngay lập tức, bé được xử trí cấp cứu với ô xy, adrenaline tiêm bắp. Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng, dẫn đến sốc. Dù đã được hồi sức tích cực và đặt nội khí quản, bé vẫn không qua khỏi và tử vong lúc 8h30 ngày 22/2

Theo chẩn đoán của bệnh viện, nguyên nhân bệnh nhi tử vong là do sốc phản vệ độ 4, nghi do kháng sinh Benzathine benzylpenicillin.

Sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã phối hợp với công an phường để thông báo và giải thích tình trạng bệnh cũng như quá trình chăm sóc, điều trị cho người nhà. Gia đình đã đồng ý đưa bé về và không có ý kiến gì thêm.

Hiện, sự việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh và làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tượng Nữ thần Ix Chel trong vai Nguyệt thần, đầu đội mũ rắn cuộn tượng trưng cho tử cung. Ảnh: Ancient-origins.net

Mũ rắn cuộn của người Maya

GD&TĐ - Trên nhiều tượng đá, đồ gốm, tranh tường cổ của văn hóa Maya, người ta thấy hình ảnh con rắn cuộn trên một loại mũ.