Một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm

Một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm
(GD&TĐ)- “Chú tịch Hồ Chí Minh - Một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm”là tên Hội thảo khoa học do trường Đại học SP Hà Nội tổ chức sáng nay (23/12). Tham dự hội thảo có PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW; GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục... cùng các đại biểu, các nhà khoa học.
Hội t
Hội thảo “Chú tịch Hồ Chí Minh - Một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm”. Ảnh: gdtd.vn

Hội thảo đề cập tới những kỷ niệm, những quan tâm mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền giáo dục của đất nước ngay từ những thời khắc khó khăn nhất của đất nước khi mới giành được chính quyền từ tay đế quốc thực dân Pháp. Ngoài việc chống giặc ngoại xâm trở lại xâm chiếm nước ta lần nữa, phải chống được giặc đói, đặc biệt là chống giặc dốt… Để chống giặc dốt, nâng cao dân trí, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo vừa phải diệt giặc dốt, thanh toán nạn mù chữ cho toàn dân, vừa phải khẩn trương xây dựng bậc học cao nhất, đó là bậc đại học để đào tạo nhân tài.

Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa thuộc Đại học Việt Nam. Đây là tiền thân của Trường Đại học Sư phạm vào năm 1951 và là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay. Sắc lệnh quan trọng này ra đời chỉ hơn một tháng sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) tại quảng trường Ba Đình. Sắc lệnh chứng tỏ giữa bộn bề các nhiệm vụ cấp bách “diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm” của năm hoạt động đầu tiên của Nhà nước dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh với nhãn quan chiến lược nhìn xa trông rộng đã nghĩ đến cả nhiệm vụ kiến quốc trong tương lai.

Bên cạnh vấn đề xây dựng quan điểm về triết lý giáo dục dân tộc – hiện đại, cơ bản và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại hội thảo, một số bài học cũng được rút ra từ tư tưởng mang tầm chiến lược đối với nền giáo dục và ngành sư phạm của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ngoài ra, Hội thảo còn có nhiều bài viết đề cập đến những nhà lãnh đạo Bộ Giáo dục thời kỳ đầu cách mạng thành công, tận tụy, có công lao to lớn xây dựng nền giáo dục Việt Nam được Bác dày công đào tạo.
Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ