Một phần mười các vùng hoang dã đã biến mất kể từ năm 1990

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên tạp chí Current Biology về sự sụt giảm mạnh các khu vực hoang dã trên toàn thế giới trong suốt 20 năm qua.

Một phần mười các vùng hoang dã đã biến mất kể từ năm 1990

Các nhà khoa học chứng minh thiệt hại đáng báo động trên một khu vực rộng gấp hai lần diện tích của Alaska hoặc một nửa diện tích của Amazon.

Các kết quả đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết hình thành các chính sách quốc tế giúp nhận ra giá trị của các khu vực hoang dã và để giải quyết các mối đe dọa chưa từng có mà các khu vực hoang dã đang phải đối mặt, các nhà nghiên cứu nói.

"Các khu vực hoang dã quan trọng toàn cầu - mặc dù là “đồn lũy” của đa dạng sinh học toàn cầu, là “vùng đệm” và điều hòa khí hậu địa phương, và hỗ trợ nhiều nhất cho nhiều cộng đồng xã hội và kinh tế bị thiệt thòi nhất trên thế giới – lại đang hoàn toàn bị bỏ qua trong chính sách môi trường", theo tiến sĩ James Watson Đại học Queensland tại Australia và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã ở New York.

"Nếu không có chính sách nào để bảo vệ các khu vực này, các khu vực đang trở thành nạn nhân của sự phát triển rộng khắp. Chúng ta chỉ có một hoặc hai thập kỷ để xoay chuyển điều này. Cơ chế chính sách quốc tế phải công nhận các hành động cần thiết để duy trì khu vực hoang dã trước khi quá muộn."

Watson cho biết nhiều chính sách tập trung vào sự suy giảm và biến mất của một số giống loài, nhưng tương đối ít các chính sách liên quan đến sự suy giảm quy mô lớn hơn của toàn bộ hệ sinh thái, đặc biệt là các khu vực hoang dã có xu hướng ít được đề cập.

Để lấp lỗ hổng đó, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ các khu vực hoang dã trên toàn cầu, với định nghĩa "hoang dã" là cảnh quan sinh học và sinh thái còn nguyên vẹn không bị ảnh hưởng lớn bởi các hoạt động xáo trộn của con người. Các nhà nghiên cứu sau đó so sánh bản đồ hiện tại với bản đồ được lập với các phương pháp tương tự vào những năm đầu thập niên 1990.

Sự so sánh này cho thấy tổng cộng 30,1 triệu km2 (khoảng 20 phần trăm diện tích đất của thế giới) hiện nay vẫn còn là hoang dã, với phần lớn ở Bắc Mỹ, Bắc Á, Bắc Phi và châu Úc. Tuy nhiên, so sánh giữa hai bản đồ cho thấy ước tính khoảng 3,3 triệu km2 (gần 10 phần trăm) của các khu vực hoang dã đã bị mất trong những năm qua. Những thiệt hại đã xảy ra chủ yếu ở Nam Mỹ, giảm khoảng 30 phần trăm các vùng hoang dã, và châu Phi, khoảng 14 phần trăm.

"Diện tích các khu vực hoang dã biến mất chỉ trong hai thập kỷ qua là đáng kinh ngạc", tiến sĩ Oscar Venter của Đại học Bắc Colombia Anh. "Chúng ta cần phải nhận ra rằng các khu vực hoang dã, mà chúng tôi đã lầm tưởng được bảo vệ do sự xa xôi cách trở về địa lý, thực sự là đã bị biến mất đáng kể trên toàn thế giới.

Nếu không có biện pháp can thiệp chủ động trên toàn cầu, chúng ta có thể bị mất đi “đồ trang sức quý nhất trong vương miện” của tự nhiên. Bạn không thể khôi phục lại các vùng hoang dã, một khi đã biến mất, và các quá trình sinh thái là nền tảng cho các hệ sinh thái đã mất đi, và nó không bao giờ trở lại như nguyên trạng. Lựa chọn duy nhất là chủ động bảo vệ những gì còn lại."

Watson nói rằng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác đã bỏ qua những vùng hoang dã toàn cầu quan trọng trong các hiệp định môi trường đa phương và điều này cần phải thay đổi.

"Nếu chúng ta không hành động ngay, sẽ chỉ còn những tàn tích nhỏ bé của các vùng hoang dã trên hành tinh này, và đây là một thảm họa đối với bảo tồn, đối với sự biến đổi khí hậu, và đối với một số các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh", Watson nói. "Chúng ta có nhiệm vụ phải hành động vì thế hệ tương lai của chúng ta và của các cộng đồng này."

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.