Một nữ tiến sĩ Việt Nam vào tốp 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á

Theo bình chọn của tạp chí Asian Scientist , PGS. TS Lê Thị Kim Phụng - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã trở thành nhà khoa học duy nhất của Việt Nam lọt vào tốp 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2017.


PGS.TS Lê Thị Kim Phụng từng tốt nghiệp xuất sắc và được giữ lại trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ảnh: tạp chí Asian Scientist)
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng từng tốt nghiệp xuất sắc và được giữ lại trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ảnh: tạp chí Asian Scientist)

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng hiện là Phó Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học của trường ĐH Bách khoa TP.HCM. TS Kim Phụng sinh năm 1975 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM năm 1999 loại xuất sắc với điểm luận văn đạt tối đa 10/10 và là thủ khoa của khoa, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng được Tạp chí Asian Scientist bình chọn trong danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng được Tạp chí Asian Scientist bình chọn trong danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á

Bà Phụng được Tạp chí Asian Scientist đưa vào mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học nông nghiệp của danh sách. Nghiên cứu của PGS Lê Thị Kim Phụng tập trung vào việc tạo ra nhiên liệu sinh học từ chất thải của ngành nông nghiệp như dầu hạt cao su, hạt cà phê hay hoa quả.

Asian Scientist là một tạp chí của Singapore ra đời bản online từ năm 2011. Bản in chính thức được xuất bản từ năm 2014.

Trong danh sách công bố lần trước, tháng 3/2016, Việt Nam cũng có 2 nhà khoa học nữ được lọt vào danh sách là TS Trần Liên Hà Phương (Trường ĐH Quốc tế thuộc ĐHQG TP.HCM) và TS Đặng Thị Oanh (Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc ĐH Thái Nguyên).

Tiêu chí lựa chọn các nhà khoa học để đưa vào danh sách 100 nhà khoa học châu Á của Asian Scientist là các nhà khoa học được chọn phải được trao các giải thưởng về khoa học trong năm được bình chọn.

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng cũng là người được trao giải thưởng Khoa học ASEAN-Hoa kỳ dành cho phụ nữ vào năm ngoái. Giải thưởng này trao cho các nhà khoa học công tác trong lĩnh vực khoa học ứng dụng với mục tiêu cải thiện sự an toàn, bền vững và an ninh của các thành phố trong thời đại đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.