Một ngôi sao sinh ra như thế nào?

Các nhà khoa học đến từ Đại học Arizona, Mỹ lần đầu tiên quan sát được toàn bộ quá trình hình thành một hành tinh. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature, Mỹ.

Một ngôi sao sinh ra như thế nào?
Một ngôi sao sinh ra như thế nào? ảnh 1

Khi một ngôi sao mới hình thành, nó tạo ra một lượng bụi và khí lớn, nhưng rất khó để theo dõi được quá trình này vì bụi khí sẽ che khuất ánh sáng từ ngôi sao đó tới Trái Đất. Đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra hành tinh trẻ nhất và già nhất nhưng chưa một ai thực sự quan sát toàn bộ quá trình hình thành.

Hai nhà nghiên cứu thuộc Đại học Arizona Stephanie Sallum và Kate Follette thực hiện việc quan sát tập trung vào ngôi sao LkCa15 nằm cách Trái Đất 450 năm ánh sáng.

Follette cho biết: “Lý do chúng tôi chọn hệ sao này vì nó hình thành xung quanh một ngôi sao rất mới với lượng vật chất xung quanh do quá trình hình thành sao mới để lại. Nó trông giống một chiếc bánh hình vòng tròn khổng lồ. Hệ sao này khá đặc biệt vì bên trong rỗng có kích thước tương đương hệ Mặt trời. Do đó, sẽ có hành tinh hình thành bên trong khoảng trống này”.

Hai nhà nghiên cứu cùng các đồng nghiệp đã lắp đặt các kính thiên văn công suất lớn và sử dụng kỹ thuật mới để quan sát các hình tinh cơ bản của hệ sao này. Họ tìm kiếm ánh sáng do khí hydro phát ra khi khí bụi tạo thành hành tinh mới. Quá trình này thực hiện ở nhiệt độ rất cao, trên 9.700 độ C, đồng thời phát ra ánh sáng đỏ.

Follette cho hay: “Sự khác biệt giữa độ sáng của một ngôi sao và một hành tinh mới giống như một ngọn hải đăng và mọt con đom đóm. Thật khó để tách ánh sáng phát ra từ một hành tinh và quan sát chúng. Do vậy, chúng tôi phải tập trung quan sát một màu ánh sáng đặc biệt mà hành tinh mới phát ra nhiều nhất. Tín hiệu thu được sẽ mạnh hơn rất nhiều”.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được quỹ đạo của hai hành tinh mới và nghi ngờ rằng có thể có hành tinh thứ ba. Hiện chúng giống như các quả cầu khí khổng lồ. Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện ra tồn tại ít nhất một hành tinh có tuổi đời khoảng hai triệu năm.

Bình luận về vấn đề này, nhà Vật lý thiên văn Zhaohuan Zhu, Đại học Princeton, Mỹ, người không tham gia vào nghiên cứu này cho rằng những hình ảnh về sự hình thành hành tinh này giúp trả lời rất nhiều câu hỏi. Ông nói: “Gần như chưa ai biết làm cách nào để các hạt bụi ở kích thước nhỏ cỡ micro phát triển tới 14 bậc độ lớn để trở thành một hành tinh khổng lồ, nhưng nhóm nghiên cứu đã chứng minh một phương pháp mới sẽ giúp tìm ra nhiều hành tinh tương tự trong tương lai”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.

Theo infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ