Một loạt nước mua sắm tàu ngầm trong 5 năm qua

Báo cáo mới về xu hướng chuyển giao vũ khí toàn cầu nhận định thị trường xuất khẩu tàu ngầm đang lớn dần, cạnh tranh cao độ, với sự tham gia của nhà xuất khẩu mới là Nhật Bản.

Một loạt nước mua sắm tàu ngầm trong 5 năm qua
Các tàu quân sự hộ tống, đưa chiếc Kilo 186 Đà Nẵng vào quân cảng Cam Ranh. Ảnh: N.X

Các tàu ngầm, tàu quân sự tại quân cảng Cam Ranh. Ảnh: N.X

Theo báo cáo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm phát hôm nay, trong giai đoạn 2006 - 2015, thị trường xuất khẩu tàu ngầm lớn dần, mang tính cạnh tranh cao, bị Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Hàn Quốc và Thụy Điển thống trị hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 2015, Nhật tham gia thị trường khi dự thầu bán 12 tàu ngầm cho Australia. Đây là nỗ lực quy mô lớn đầu tiên của Nhật trong việc xuất khẩu vũ khí sau 70 năm.

Mỹ và Anh hiện chỉ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, không dành cho xuất khẩu.

Trong giai đoạn 5 năm, từ 2011 - 2015, 16 tàu ngầm được xuất khẩu trên toàn thế giới. Đức cung cấp tổng cộng 9 tàu ngầm cho các nước Hy Lạp, Colombia, Israel, Italy và Hàn Quốc. Năm 2015, Nga đã cung cấp 4 tàu cho Việt Nam và một tàu cho Ấn Độ. Còn lại, Thụy Điển cung cấp hai tàu cho Singapore. Tính đến cuối năm 2015, tổng cộng 48 tàu ngầm được đặt hàng trong các đơn xuất khẩu.

Nga ký với Việt Nam thỏa thuận đóng 6 tàu ngầm chạy bằng diesel điện lớp Kilo, theo hợp đồng trị giá gần hai tỷ USD. Nga hồi đầu tháng này bàn giao tàu ngầm mang tên Đà Nẵng, con tàu thứ 5 trong hợp đồng, cho Việt Nam.

"Công nghệ tàu ngầm đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều tàu ngầm hiện có thể lặn dưới biển trong vài tuần và được trang bị các tên lửa chống hạm, thủy lôi và tên lửa tấn công mặt đất. Những năng lực này nâng cao tính hiệu quả của chúng với vai trò vũ khí chống tiếp cận, cho phép tấn công tàng hình các mục tiêu trên mặt đất", báo cáo nhận định.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.