Một danh xưng tài đức vẹn toàn…

GD&TĐ - Với vai trò là người “cầm lái”, vừa là người “đốt lò”, “đứng mũi chịu sào”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn sâu đậm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Internet.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Internet.

Nếu tính nhiệm kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XI và XII nhưng tính theo năm thì chỉ vỏn vẹn hơn 5 năm (từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2011).

Khoảng thời gian không dài nhưng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những dấu ấn đậm nét thông qua những chỉ đạo toàn diện, khách quan, sâu sắc về tổ chức và hoạt động cũng như đưa ra các định hướng, chỉ đạo sát sao về việc đổi mới hoạt động của Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.

Dấu ấn trước tiên đó là dù thời gian làm việc ở Quốc hội khóa XI chỉ hơn một năm nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã kế thừa, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để Quốc hội thông qua 13 luật, 11 nghị quyết.

Trong số các nghị quyết này, có 3 nghị quyết có ý nghĩa rất lớn là Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết về Phương án quy hoạch xây dựng nhà Quốc hội và Nghị quyết về việc thực hiện công trình quan trọng quốc gia khí - điện - đạm Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sang nhiệm kỳ khóa XII, Quốc hội đã thông qua 67 luật, 13 nghị quyết, trong đó có nhiều luật quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án dân sự...

Dấu ấn, sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Quốc hội không chỉ thể hiện qua số lượng các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại nhiệm kỳ khóa XI, XII, mà còn trải khắp các lĩnh vực khác như giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Điều này, như khẳng định trong bài viết có tiêu đề “Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân” của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đó là trong những nhiệm kỳ gần đây, Quốc hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có những bước đi đúng hướng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy mạnh mẽ tính dân chủ, pháp quyền, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân, luôn bám sát mọi diễn biến của thực tiễn, cùng hệ thống chính trị đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững…

Là Chủ tịch Quốc hội khóa XI và XII, đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, với trọng trách mà Đảng và Nhân dân đã giao phó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, khách quan, khoa học, đồng thời rất cụ thể, sâu sắc đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam, nhằm xây dựng một Quốc hội thực sự vững mạnh, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng với vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định.

Với vai trò là người “cầm lái”, vừa là người “đốt lò”, “đứng mũi chịu sào”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn sâu đậm không chỉ với cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn trong lòng dân, trong hoạt động của cả hệ thống chính trị.

Và như ý kiến của nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh tại Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì đến lúc này, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một danh xưng tài đức vẹn toàn, là bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh; là mẫu mực về phẩm chất đạo đức; mọi hoạt động cách mạng đều vì nước, vì dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh cùng với táo hoặc chuối vì điều này có thể ức chế sự nảy mầm. (Ảnh: ITN)

Có nên ăn khoai tây mọc mầm?

GD&TĐ - Khoai tây mọc mầm có ăn được không là thắc mắc của nhiều người, chuyên gia sẽ giải đáp ngay trong bài viết này.