Moscow chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc nhờ loại dầu thô đặc biệt quý hiếm

GD&TĐ - Nga đã tăng doanh số bán một loại dầu thô đặc biệt quý hiếm cho Trung Quốc, thông tin này được đưa ra bởi tờ Bloomberg.

Moscow chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc nhờ loại dầu thô đặc biệt quý hiếm

Tờ Bloomberg cho biết Trung Quốc đã bắt đầu tăng nhập khẩu dầu từ Nga, bao gồm cả loại Arco cực kỳ quý hiếm khai thác ở Bắc cực. Các nhà phân tích đánh giá sản phẩm trên có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh của Nga tại thị trường Trung Quốc.

"Các thương nhân cho biết những giao dịch mua loại dầu này có thể lấn át các thùng dầu xuất xứ Trung Đông như dầu nặng Basrah của Iraq", ấn phẩm Mỹ nhấn mạnh.

Công ty phân tích Kpler nói thêm, đợt mua hàng mới nhất của Trung Quốc bao gồm các loại dầu thô khác có nguồn gốc khai thác từ Bắc Cực được gọi là Novy Port và Varandey.

Cần phải lưu ý, mối quan hệ thân thiện giữa Bắc Kinh với Moskva đã làm tăng vai trò của Trung Quốc với tư cách nhà nhập khẩu dầu chính của Nga, đặc biệt khi Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ bắt đầu từ chối các nguồn năng lượng của Nga kể từ thời điểm bùng nổ xung đột ở Ukraine.

“Theo số liệu của Kpler, việc mua loại dầu quý hiếm khai thác ở Bắc Cực diễn ra sau khi lưu lượng dầu thô và khí ngưng tụ hàng ngày ở Trung Quốc đạt mức cao thứ hai được ghi nhận vào tháng trước".

"Các nhà chế biến độc lập đã cố gắng sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu kể từ cuối năm ngoái, khi nước này từ bỏ chính sách Zero covid, điều này có khả năng thúc đẩy nhu cầu lên cao", tờ Bloomberg nói thêm.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng mua dầu thô từ Nga. Mới đây Bắc Kinh đã phân bổ đợt hạn ngạch nhập khẩu dầu thô thứ hai của năm 2023, tăng tổng khối lượng cho giai đoạn này thêm 20% so với năm ngoái.

Dầu thô được Nga khai thác tại Bắc Cực đang giúp nước này chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.

Dầu thô được Nga khai thác tại Bắc Cực đang giúp nước này chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.

Giới chuyên gia còn nhắc nhở thêm, bất chấp đang phải bán dầu thô cho Trung Quốc với giá chiết khấu 30%, nhưng trong một thời gian rất dài, mức giá hòa vốn cho mỗi thùng dầu Brent hoặc tương đương tại Nga vào khoảng 40 USD, ngang với giá dầu đá phiến của Mỹ.

Quan trọng hơn là chỉ số này có liên quan chặt chẽ với nhau. Do giới hạn giá dầu được phương Tây đặt ở mức 60 USD mỗi thùng, cuối cùng Nga vẫn thu được lợi nhuận ở mức đáng kể.

Vấn đề cần lưu ý tiếp theo chính là mức chiết khấu 30% theo yêu cầu của một số khách hàng lớn, trong đó nổi bật bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, là mức tiết giảm so với giá dầu thị trường, không phải chi phí cận biên.

Do vậy khi dầu Brent hiện ở mức 80 USD, Nga bán một thùng ở mức 56 USD sau khi các giao dịch được thực hiện với giá chiết khấu, đây vẫn là một khoản lợi nhuận được đánh giá rất tốt.

Moskva sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng đã thiết lập nhằm chống lại những kịch bản trừng phạt đang tiếp tục phát triển, cho dù phương Tây tiến hành đòn tấn công mạnh bạo đến mức nào đi nữa.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ