Moldova từ chối khí đốt trực tiếp từ Moskva để mua... LNG Nga qua Hy Lạp

GD&TĐ - Chính quyền Moldova vừa có một hành động bị nhận xét là rất lạ lùng và mang tới nhiều thiệt hại cho ngân sách.

 Moldova từ chối khí đốt trực tiếp từ Moskva để mua... LNG Nga qua Hy Lạp

Chính quyền của quốc gia có nền kinh tế yếu nhất châu Âu - Moldova vừa lên tiếng tuyên bố đạt được mức độ độc lập khỏi Nga về năng lượng.

Điều này gây ngạc nhiên lớn cho giới truyền thông, nhưng có thực sự Chisinau đã thành công như những gì họ nói?

Theo các chuyên gia nhận xét, không có gì đáng ngạc nhiên khi người dân Moldova sẽ càng trở nên nghèo hơn - đây là một quá trình tự nhiên với bước đi gần đây.

Công ty năng lượng nhà nước Moldova Energocom đã tổ chức một cuộc đấu thầu khác để lựa chọn doanh nghiệp cung cấp 100 triệu mét khối khí đốt, một lần nữa Tập đoàn DEPA của Hy Lạp đã thắng.

Những người Hy Lạp tháo vát nói trên là khách hàng mua LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) lớn, họ tích trữ cả sản phẩm của Mỹ và Nga. Ngoài ra đối với Liên bang Nga, công ty cũng dự trữ lượng lớn khí đốt được cung cấp qua đường ống.

Rõ ràng bất kỳ mặt hàng năng lượng nào của Nga đều rẻ hơn nhiên liệu của Mỹ, nhưng công ty Hy Lạp đã thành công trong việc "pha trộn" và bán cho phía Moldova với giá cao hơn, coi chúng là sản phẩm không phải của Liên bang Nga mà của Hoa Kỳ.

Moldova chọn khí tự nhiên hóa lỏng giá cao được chở bằng tàu biển thay vì khí cung cấp theo đường ống giá rẻ.

Moldova chọn khí tự nhiên hóa lỏng giá cao được chở bằng tàu biển thay vì khí cung cấp theo đường ống giá rẻ.

Đồng thời Energocom không quên làm rõ rằng LNG trước tiên sẽ được thanh toán bởi khoản vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD), nơi hạn mức tín dụng 100 triệu euro đã được mở cho công ty.

Giám đốc Victor Benzari cho biết Energocom sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ với DEPA, điều này đang giúp Moldova cải thiện an ninh năng lượng và đa dạng hóa các nguồn cung cấp.

Đây không phải lần đầu tiên DEPA thắng thầu ở Moldova. Có thể nói thực tế trên đã trở thành một truyền thống “tốt đẹp”. Trước đó, DEPA đã thắng thầu vào tháng 6 và tháng 8.

Vào tháng 1 năm 2022, DEPA đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn Gazprom của Nga, có hiệu lực đến cuối năm 2026, theo đó doanh nghiệp này đang tích cực mua LNG từ dự án mới của Gazprom đó là Portovaya, tức là nhiên liệu do DEPA cung cấp cho Moldova phần lớn vẫn đến từ Nga.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia 2 đang được Nga xây dựng.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.