Môi trường mạng đang là “hầm trú ẩn”

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại buổi làm việc về công tác “ Giáo dục Chính trị tư tưởng học sinh, sinh viên khu vực phía Nam” mới đây
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại buổi làm việc về công tác “ Giáo dục Chính trị tư tưởng học sinh, sinh viên khu vực phía Nam” mới đây

Thời gian gần đây, thông qua Internet, trên diễn đàn mạng xã hội các hoạt động lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên của các thế lực thù địch đang có những diễn biến phức tạp mà các ban, ngành, nhà trường cần hết sức lưu tâm.

Ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội là rất lớn

Theo khảo sát của Bộ GD&ĐT với 2.000 học sinh, sinh viên 4 tỉnh/thành phố như: Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Hải Phòng, có 92,5% sinh viên và 84,5% học sinh cấp THCS và THPT thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook, ngoài ra còn sử dụng một số mạng xã hội khác như Zalo, Yahoo, Youtube, Zingme…

Trong đó, 26% số người sử dụng dưới 1 giờ/ngày, 40% sử dụng từ 1 - 3 giờ và 34% sử dụng trên 3 giờ. Về thời điểm truy cập, có tới 45% cho biết sử dụng mạng bất kỳ lúc nào và có thiết bị truy cập trong tay.

Về mục đích sử dụng, phần lớn để giao lưu, kết bạn, trò chuyện, nhắn tin (trên 92%); cập nhật thông tin bạn bè và xã hội (trên 82%); phục vụ mục đích học tập và việc làm (81%); tìm kiếm nghề nghiệp và việc làm (trên 32%)...

Sử dụng Internet, mạng xã hội mà không tỉnh táo rất dễ dẫn học sinh, sinh viên đến việc bị các lực thù địch thế lôi kéo, dụ dỗ
 Sử dụng Internet, mạng xã hội mà không tỉnh táo rất dễ dẫn học sinh, sinh viên đến việc bị các lực thù địch thế lôi kéo, dụ dỗ

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, việc sử dụng mạng xã hội giúp người học tìm kiếm thông tin tạo nên những tác động tích cực và hiệu quả đến kết quả học tập. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng lớn đến tâm lý người sử dụng, mất thời gian, mất tập trung trong học tập. Một số người do sử dụng quá nhiều nên có biểu hiện “nghiện”, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tình cảm, hình thành lối sống ảo.

Có những trường hợp vì thiếu văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường… Nhiều trường hợp học sinh, sinh viên vì thiếu văn hóa ứng xử trên mạng xã hội dẫn đến mâu thuẫn, bạo lực học đường.

Một số học sinh, sinh viên còn sa đà vào các trang web đen, tệ nạn mại dâm, đánh bạc thông qua môi trường mạng. Đặc biệt, internet, mạng xã hội đang trở thành công cụ, phương tiện để các thế lực thù địch tuyên truyền các quan điểm sai lệch, thông tin xuyên tạc, tác động nhằm chuyển hóa tư tưởng và lôi kéo học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Trước những tác động tiêu cực của Internet, mạng xã hội đối với học sinh, sinh viên từ môi trường không gian mạng thời gian qua đã đặt ra cho các nhà trường, các ban, ngành, tổ chức Đoàn-Hội nhiều khó khăn và thách thức trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và quản lý học sinh, sinh viên, đoàn viên.

Vì vậy, việc tăng cường khai thác, sử dụng những tiện ích của internet, mạng xã hội để quản lý, nắm bắt, định hướng, giáo dục về tư tưởng chính trị, lối sống lành mạnh và tạo môi trường để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện nhằm hạn chế những tác động tiêu cực là điều hết sức quan trọng trong thời gian tới đây.

Cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng giáo dục và giáo dục HSSV sử dụng, khai thác mạng xã hội hiệu quả hơn

Thực tế, tại các trường học hiện chưa có quy chế, quy định để quản lý hiệu quả hoạt động của các nhóm, diễn đàn học sinh, sinh viên. Từ việc thiếu qui định cụ thể nhằm quản lý, định hướng cho học sinh, sinh viên sử dụng internet, mạng xã hội nên những giải pháp quản lý của các giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, tổ chức Đoàn, Hội chỉ mới dừng ở mức sáng kiến kinh nghiệm chưa có được sự quản lý chặt chẽ, hệ thống của các cơ sở giáo dục.

Đặc biệt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên thông qua môi trường mạng chưa được thực hiện có hệ thống, bài bản, thường xuyên. Nội dung và hình thức tuyên truyền trên website, diễn đàn, mạng xã hội chính thức của các cơ sở giáo dục còn khô cứng, chưa thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia tương tác dẫn đến hiệu quả định hướng, tuyên truyền chưa cao.

Trong khi đó, hiện nay rất nhiều thông tin tiêu cực, xấu độc, nội dung chưa kiểm duyệt tràn lan trên internet, mạng xã hội… Thực tế này đã tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi, hoàn thiện nhân cách của HSSV.

Các hoạt động vui chơi lành mạnh, mang tính định hướng tư tưởng lối sống cho học sinh, sinh viên cần được phát huy và nhân rộng
 Các hoạt động vui chơi lành mạnh, mang tính định hướng tư tưởng lối sống cho học sinh, sinh viên cần được phát huy và nhân rộng

Hiện nay, bên cạnh hệ thống thông tin truyền thống (qua email, qua hệ thống văn phòng điện tử, trang thông tin…) vẫn chưa có mạng lưới kết nối thông tin tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng từ Bộ GD&ĐT tới các địa phương với các cơ sở giáo dục, tổ chức Đoàn, Hội theo hình thức thông qua môi trường mạng. Hiện nay số lượng giáo viên, HSSV tham gia các mạng xã hội là rất lớn lên tới hàng triệu thành viên, với khối lượng thông tin đã được chia sẻ đồ sộ…

Đặc biệt, hầu hết cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh vên thông qua các môi trường mạng và nghiệp vụ quản trị Website, diễn đàn, các mạng xã hội…Vì vậy, trong giai đoạn tới công tác này cần phải được coi trọng.

Tại hội nghị Giao ban “ Công tác Giáo dục Chính trị tư tưởng học sinh, sinh viên khu vực phía Nam” mới đây (ngày 8/06/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cũng thông tin, thời gian gần đây tình hình chính trị tư tưởng có liên quan đến học sinh, sinh viên có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch, phản động nước ngoài thực hiện nhiều hoạt động lôi kéo, chuyên dụ dỗ học sinh, sinh viên khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện nhiều âm mưu chia rẽ, chống phá Đảng và Nhà nước.

Những hoạt động ấy ít nhiều có tác động đến học sinh, sinh viên. Cụ thể trong thời gian qua đã có một số học sinh, sinh viên bị Hội thánh của Đức chúa trời lôi kéo; việc học tập – rèn luyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị các cơ sở giáo dục trên cả nước cần thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền để học sinh, sinh viên hiểu, nắm bắt vấn đề để không bị lôi kéo các hoạt động trái pháp luật.

Thứ trưởng cũng lưu ý các trường, học sinh, sinh viên cần cẩn trọng với các học bổng từ các tổ chức nước ngoài không rõ ràng, minh bách nhằm tránh bị dụ dỗ, lôi kéo song song đó là các giải pháp cụ thể đến từng chi hội, sinh viên trong bối cảnh mà các thế lực thù địch, chống phá đang đẩy mạnh chiêu bài “ diễn biến hòa bình” để kích động.

Đặc biệt, các trường cần sớm nắm bắt tư tưởng sinh viên để khi các em có dấu hiệu khác thường, chệch hướng thì nhanh chóng trao đổi, tuyên truyền, tháo gỡ để không bị lôi kéo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ