Mỗi lớp học hòa nhập có không quá 2 học sinh khuyết tật

Mỗi lớp học hòa nhập có không quá 2 học sinh khuyết tật

Theo đó, bên cạnh tiếp tục triển khai các văn bản hướng dẫn liên quan đến giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật, trong quá trình triển khai công tác giáo dục hòa nhập, Sở GD&ĐT yêu cầu lưu ý đến việc nhập học, tuyển sinh, duy trì sĩ số, số học sinh khuyết tật trong các lớp học hòa nhập;lưu ý thực hiện chương trình giáo dục; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.

Cụ thể, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi; được hưởng chế độ tuyển thẳng vào THPT theo quy định tại Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT; được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành; người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển vào ĐH, CĐ và được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng do Bộ GD&ĐT quy định.

Các phòng GD&ĐT, các THPT điều tra, thống kê số trẻ khuyết tật để có biện pháp huy động trẻ khuyết tật trong độ tuổi tham gia giáo dục hòa nhập.Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật, đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 2 học sinh khuyết tật.

Học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung (đáp ứng được yêu cầu chung).

Trường hợp, học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập không có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục điều chỉnh miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân (các môn học).

Trong tổ chức các hoạt động giáo dục cần đảm bảo các yêu cầu và mục tiêu chung, khích lệ những học sinh khuyết tật tham gia, chú ý khai thác tốt khả năng của các em (khả năng bẩm sinh như múa, hát, vẽ,…)

Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lí giáo dục phổ thông theo phân cấp căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục để xét lên lớp, cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập theo chương trình chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp, cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT.

Căn cứ vào điều kiện và nhu cẩu hỗ trợ của học sinh khuyết tật học hòa nhập, các trường THCS, THPT bố trí phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập để thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.

Việc bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục thực hiện theo Thông tư liên tịch số

19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22/6/2016 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.

Theo Lập Phương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ