Trong vài ngày qua, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin về việc Iran thực sự đang chuẩn bị gửi một số tên lửa đạn đạo chiến thuật nhất định sang Nga.
Và nếu tóm tắt tất cả các chi tiết được đưa ra thì có thể nhận định rằng mối đe dọa được nêu ra là khá thực tế và Lực lượng vũ trang Ukraine nhiều khả năng phải đối mặt trong vài tuần tới.
Hãy bắt đầu với việc ấn phẩm Times của Anh cho biết trong vài tuần qua, các binh sĩ Nga đã được huấn luyện sử dụng vũ khí ở Iran. Và ở đây như giả định, vấn đề không chỉ nằm ở kế hoạch dạy cách bắn tên lửa chuyển giao, mà còn ở việc vượt qua một rào cản nhận thức nhất định mà quân đội Nga dự kiến gặp phải.
Nguyên nhân là bởi nếu các tên lửa KN-23 được xem như dựa trên thiết kế Iskander-M của chính Nga, thì vũ khí Iran thường chế tạo theo thiết kế Trung Quốc hoặc sao chép từ Mỹ - đều xa lạ với Moskva.
Nếu nói trực tiếp về vũ khí tên lửa mà Moskva có thể lấy từ Tehran, thì chúng ta đang nói về thực tế là vào đầu tháng 9 năm nay, xuất hiện thông tin Nga đã nhận 200 tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Fath-360, chúng đi qua tuyến đường biển Caspian.
Đối với các đặc tính của tên lửa Fath-360 đã được công bố rộng rãi: khối lượng ban đầu là 787 kg, trong đó đầu đạn nặng 150 kg; tốc độ bay Mach 4, hệ thống dẫn đường là sự kết hợp giữa quán tính và tham chiếu vệ tinh; vũ khí này cũng thường xuất hiện dưới tên gọi BM-120.
Cần đặc biệt chú ý đến thực tế Fath-360 về cơ bản là một bản sao thu gọn của tên lửa tầm xa Fateh-110, sở dĩ có nhận định trên là bởi hai loại đạn này có hình dáng khá giống nhau.
Nếu dựa trên các đặc điểm của Fath-360, khả năng cao vũ khí trên sẽ được sử dụng trong các trận chiến ở phía Đông, để tấn công vào các vị trí của Ukraine, hoặc nhằm vào các thành phố tiền tuyến như Pokrovsk, Sumy và Kharkiv.
Ngoài ra không nên loại trừ khả năng Nga và Iran trong quá trình “chuyển giao” công nghệ tên lửa đã sử dụng một số biện pháp đánh lạc hướng thông tin. Và trên thực tế, không phải Fath-360 mà là Fateh-110 mạnh hơn sẽ hiện diện ngoài tiền tuyến.