Mobile Money: Thúc đẩy tài chính toàn diện

GD&TĐ - Ngày 23 và 24/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội thảo “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện”.

Toàn cảnh Hội thảo “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện”.
Toàn cảnh Hội thảo “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện”.

Tới dự và chỉ trì Hội thảo có ông Nguyễn Mạnh Hùng, bộ trưởng Bộ TT&TT; Lãnh đạo các Cục, Vụ bộ, các doanh nghiệp viễn thông di động...

Hiện trên thế giới đã có 92 quốc gia đang triển khai dịch vụ tiền di động với gần 700 triệu tài khoản được đăng ký, lượng giao dịch trung bình một tỷ USD mỗi ngày.

Mục tiêu chung của dịch vụ này là hoàn thiện hệ thống tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách về giới trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống. Cùng với đó các hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố song song với bảo vệ người dùng cũng đang được triển khai.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động lại đạt con số tuyệt đối 100% từ nhiều năm nay. Đây là một thực tế do người Việt chưa quen sử dụng thẻ tín dụng nên việc thanh toán Mobile Money còn thấp.

Chính vì vậy, Hội thảo “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện” tổ chức nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về tiền di động; Kinh nghiệm triển khai và bài học rút ra từ việc cung cấp dịch vụ tiền di động của một số nước trên thế giới; Đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đi sâu bàn luận, phân tích các chủ đề: Tổng quan về tiền di động; Thách thức, quản trị rủi ro và các vấn đề pháp lý đối với tiền di động; Triển khai tiền di động tại một số nước, kinh nghiệm từ các nhà quản lý và doanh nghiệp quốc tế; Trung gian thanh toán và các vấn đề về tiền di động ở Việt Nam; Đồng thời đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc thanh toán số.

ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ tại Hội thảo.
ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ tại Hội thảo.  

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết: “Tính đến năm 2018, thế giới đã có 90 nước chấp nhận Mobile Money, gần 900 triệu người dùng, giao dịch mỗi ngày khoảng 1,3 tỷ đô la, tăng trưởng 20%, riêng châu Á tăng trưởng 31%. Nhiều nước, tỷ lệ người dân sử dụng Mobile Money lên tới trên 50%. Năm 2019, nếu Việt Nam cấp phép thử nghiệm Mobile Money, thì Việt Nam là nước thứ 91 có nền tảng thanh toán Mobile Money.

Hiện nay, nhiều người dân bị gạt ra ngoài hệ thống tài chính chính thống, đó là những người nghèo ở nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa. Mobile Money sẽ là giải pháp để đưa họ tiếp cận tới các dịch vụ này nền tảng Internet như: Y tế, giáo dục, tài chính, việc làm, an sinh xã hội... Cùng với đó, Mobile Money sẽ thâm nhập thị trường nông thôn và số hoá chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm giúp họ được tiếp cận với Mobile Money”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.