Mở rộng phố đi bộ - thêm niềm vui hay tăng bức xúc?

GD&TĐ - Mở rộng phố đi bộ không chỉ là việc thúc đẩy dịch vụ, du lịch trên địa bàn, mà quan trọng hơn là thêm không gian khám phá Thủ đô ngàn năm văn hiến. Tuy nhiên, song hành với những biểu hiện tích cực lại là một vài bức xúc chưa có cách giải quyết thỏa đáng.

Dù văn hóa đi bộ đã tạo được nét mới cho đời sống người dân Thủ đô nhưng nhiều vấn đề phát sinh đã xảy ra.
Dù văn hóa đi bộ đã tạo được nét mới cho đời sống người dân Thủ đô nhưng nhiều vấn đề phát sinh đã xảy ra.

Mở thêm phố đi bộ Hàng Gai, Cầu Gỗ

Kể từ tháng 10/2016, với việc mở rộng thêm 9 tuyến phố, người dân Thủ đô và du khách đã có thêm không gian đi bộ trong khu phố cổ, gắn kết với không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cùng với đó, thời gian hoạt động của 9 tuyến phố đi bộ khu vực mở rộng tương đồng với thời gian hoạt động của các tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội trước đó.

Cụ thể, trong 3 tối cuối tuần (thứ 6, thứ 7, Chủ nhật), bắt đầu từ 19h - 24h (đối với mùa hè) và từ 18h - 24h (đối với mùa đông). Các cơ sở hoạt động kinh doanh trong nhà được hoạt động đến 2h sáng hôm sau.

Năm nay, từ ngày 13-10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội điều chỉnh phương án tổ chức giao thông tại một số khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nhằm duy trì tốt hơn không gian phố đi bộ cuối tuần và nhu cầu đi lại của người dân.

Cụ thể, từ 19 giờ đến 24 giờ các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, cấm toàn bộ phương tiện lưu thông trên tuyến phố Hàng Gai, Cầu Gỗ (đoạn từ phố Lương Văn Can đến phố Đinh Liệt). Trên phố Hàng Bài, cấm xe ô-tô lưu thông trên đoạn đường từ phố Lý Thường Kiệt đến phố Hai Bà Trưng; cấm xe ta-xi hoạt động trên đoạn đường từ phố Trần Hưng Đạo đến phố Lý Thường Kiệt.

Về công tác tổ chức thực hiện, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu Ban quản lý dự án duy tu hạ tầng giao thông tổ chức lắp đặt biển báo; Thanh tra Sở Giao thông Vận tải phối hợp với phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Ban duy tu hạ tầng giao thông và UBND quận Hoàn Kiếm để tổ chức hướng dẫn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án điều chỉnh luồng tuyến xe buýt cho phù hợp với phương án điều chỉnh tổ chức giao thông đảm bảo phục vụ thuận tiện việc đi lại của người dân.

Dòng ý kiến trái chiều

Dù đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, nỗi lo của nhiều người dân vẫn còn chưa nguôi ngoai trước sự việc mở rộng phố đi bộ.

Phần lớn họ là những người đang sinh sống và các hộ kinh doanh trong khu phố cổ, họ cho rằng, việc mở rộng thêm phố đi bộ nảy sinh nhiều bất cập, ảnh hưởng đến công việc buôn bán của họ.

Cụ thể, họ sẽ bị mất đi một lượng khách đáng kể, bởi nếu khách ở xa đi xe máy đến mua hàng phải gửi xe đi bộ vào rất ngại, có chăng cũng chỉ có khách đi bộ vào ngắm đồ, rất ít người mua.

Bày tỏ sự cảm thông với những bất tiện của người dân sinh sống trong phố đi bộ, một du khách cho biết: "Có thể, trong thời gian đầu triển khai, cuộc sống người dân sẽ bị đảo lộn nhẹ, nhưng theo tôi, lâu dần rồi sẽ quen. Về lâu dài, việc mở rộng phố đi bộ sẽ là một dịp tốt để thu hút khách du lịch, người dân cũng có cơ hội buôn bán kiếm thêm thu nhập, đặc biệt là những cửa hàng bán đồ ăn, đồ uống".

Ngoài những ý kiến trên, đề xuất mở rộng không gian đi bộ cũng được nhiều người dân và du khách quan tâm, ủng hộ.

Một du khách bày tỏ: "Việc mở rộng phố đi bộ tạo điều kiện cho du khách được thong thả dạo bước trong khu vực phố cổ với bầu không khí trong lành, mà không lo khói bụi, còi xe... Cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu".

Tuy nhiên, đúng như nhiều người từng lo ngại, mở rộng tuyến phố đi bộ luôn kèm theo những tiêu cực. Quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, không ít người đã bức xúc khi chứng kiến cảnh nhảy múa, uốn éo phản cảm, mặc quần đùi, may ô, thậm chí cởi trần tập thể dục trên đường dạo ven hồ, trước cổng đền, đình, chùa…

Càng ngày phố đi bộ càng tập trung đông người hơn, được trang hoàng đẹp hơn khiến những hình ảnh này càng trở nên "nhức mắt", khó chấp nhận.

Ngoài ra, một số hộ kinh doanh chưa quan tâm giữ gìn vệ sinh môi trường, khách ăn xong xả rác tại chỗ nhưng không có người thu dọn kịp thời, nhiều hộ kinh doanh ăn uống rửa bát ngay trên vỉa hè... Các con phố ngập rác sau mỗi ngày người dân và du khách kết thúc cuộc đi dạo.

Có thể nói, dù văn hóa đi bộ đã tạo được nét mới cho đời sống người dân Thủ đô nhưng nhiều vấn đề phát sinh đã xảy ra.

Một trong số đó là tình trạng hàng rong trên phố đi bộ, bất chấp quy định cấm, càng cuối giờ chiều, các loại hàng rong: Bò bía, kẹo bông, hoa quả, nước giải khát… lại ùa ra bất chấp lệnh cấm. Có ý kiến cho rằng, nên chăng, Hà Nội tổ chức một khu vực riêng biệt cho hàng rong trong phố đi bộ và quản lý chặt chẽ, tạo một nét đẹp vốn có từ lâu của Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.