Mô hình ‘Trường học an toàn giao thông’ hướng đến giảm thiểu tai nạn học đường

GD&TĐ - Để hành trình đến trường của học sinh được an toàn, mô hình “Trường học an toàn giao thông” tại Thanh Hoá đang được nhân rộng ở khắp nơi.

Lễ ra mắt mô hình "Trường học an toàn giao thông" tại Trường Tiểu học Trần Phú và Trường THCS Trần Phú.
Lễ ra mắt mô hình "Trường học an toàn giao thông" tại Trường Tiểu học Trần Phú và Trường THCS Trần Phú.

Ngày 26/10, UBND TP Thanh Hoá phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ ra mắt mô hình “Trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Trần Phú (phường Phú Sơn). Đây là 1 trong 9 địa phương được tỉnh Thanh Hóa chọn để thực hiện xây dựng mô hình.

Trường Tiểu học Trần Phú và Trường THCS Trần Phú nằm trên tuyến đại lộ Lê Lợi - tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

4f70439cb29e0ac0538f-5843-5143.jpg
Đại biểu tham dự lễ ra mắt mô hình "Trường học an toàn".

Tham gia mô hình sẽ là những các lực lượng của UBND phường Phú Sơn, Công an phường Phú Sơn, Ban giám hiệu nhà trường...

1a440163ed6f55310c7e-8676-5506.jpg
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá phát biểu khai mạc buổi lễ.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá cho biết, Trường Tiểu học Trần Phú và Trường THCS Trần Phú nằm ở vị trí tiếp giáp với trục đường giao thông lớn. Thời gian học sinh đến trường và tan học cũng là thời điểm mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến nhiều nhất trong ngày; nhiều phương tiện giao thông lưu thông với tốc độ cao tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT).

4-9759-7894.jpg
3-598-5110.jpg
2-5689-9774.jpg
Những tiết mục văn nghệ mang chủ đề tuyên truyền về ATGT trong buổi lễ ra mắt.
a4d4eb01070dbf53e61c-5729-6068.jpg
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú chăm chú lắng nghe tại buổi lễ ra mắt mô hình.

Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận học sinh, phụ huynh còn chưa đầy đủ về luật giao thông, học sinh điều khiển xe máy điện đến trường khi chưa đủ độ tuổi, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe…Phụ huynh dừng đỗ trước cổng trường, dưới lòng đường không đúng nơi quy định gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

34153cdaa5d71d8944c6-1646-8963.jpg
Ra mắt các thành viên Ban chỉ đạo mô hình "Trường học an toàn giao thông".

Từ thực trạng trên, UBND TP Thanh Hoá đã chọn hai điểm trường này xây dựng mô hình “Trường học an toàn” nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) khu vực trường Tiểu học và Trường THCS Trần Phú nói riêng và trên địa bàn TP Thanh Hoá nói chung.

“Thông qua hoạt động của mô hình để tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT. Xây dựng và hình thành nếp sống văn hoá khi tham gia giao thông, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông khu vực cổng trường”, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.

034bf8fd09ffb1a1e8ee-9078-5123.jpg
Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh.

Mô hình “Trường học an toàn giao thông” là cần thiết

Cô giáo Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú cho biết, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về giao thông trong trường học luôn được nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong mỗi học sinh. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, căn cứ hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề hàng tuần, chuyên đề hàng tháng đến các khối lớp trong toàn trường.

026b18b8e9ba51e408ab-8027-7786.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú (bìa phải) tuyên truyền luật ATGT đến học sinh

Việc tuyên truyền được nhà trường thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức, như: Yêu cầu học sinh viết bản cam kết thực hiện nghiêm pháp luật về trật tự ATGT có chữ ký của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm; gửi tin nhắn nhắc nhở phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử, nhóm zalo; lồng ghép nội dung ATGT vào các môn học, bài học, các buổi sinh hoạt ngoài giờ.

Đặc biệt, thường xuyên phối hợp với Công an phường để tuyên truyền về ATGT, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh. Từ những việc làm này, học sinh có ý thức hơn trong chấp hành việc đi đúng phần đường, không chở quá số người quy định, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...

742f0301f2034a5d1312-8515-3111.jpg
Cô giáo Phạm Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú phát biểu trong buổi lễ.

Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú, sau gần 2 tháng triển khai mô hình “Trường học an toàn giao thông”, tình hình giao thông tại hai cổng trường đã chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp, học sinh và phụ huynh đã có ý thức hơn trong việc dừng, đỗ xe…

“Mô hình Trường học an toàn giao thông là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, góp phần đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh, nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định về TTATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông trong học sinh”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú nêu quan điểm.

Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú Phạm Thị Hoa cũng chia sẻ: “Hầu hết, phụ huynh đến đưa, đón con đi học phải dừng, đỗ phương tiện tại lòng đường, vỉa hè khu vực trước nhà dân 2 cổng trường và dưới lòng đường. Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn, sắp xếp phương tiện không có lực lượng tham gia nên tình trạng đậu, đỗ phương tiện không theo quy định, còn lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị, dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông. Ngoài ra, có rất nhiều phụ huynh, học sinh thường xuyên băng qua đường hoặc qua dải phân cách cứng để sang đường… vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ, có thể xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.

3c4f1412e2105a4e0301-567-2916.jpg
Đại tá Phan Thị Hường, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Đây chính là nguyên nhân xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn. Mô hình “Trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học và THCS Trần Phú là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại 2 Nhà trường”.

Có mặt tại buổi ra mắt mô hình “Trường học an toàn”, Đại tá Phan Thị Hường, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh, trong những năm qua, tình hình vi phạm và tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Ngoài lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến thì hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT ở một số địa phương chưa tạo được sức lan tỏa sâu rộng; chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm những trường hợp vi phạm TTATGT khi có thông báo của cơ quan chức năng nên tác dụng răn đe, giáo dục chưa hiệu quả; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận người dân và học sinh chưa cao...

1-8724-7654.jpg
5-59-1595.jpg
Mô hình "Trường học an toàn giao thông" đã phát huy hiệu quả.

Theo Đại tá Phan Thị Hường, để giảm thiểu TNGT, đặc biệt TNGT liên quan đến học sinh, cần phải có sự quyết tâm quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân; thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường công tác xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Đối với Ban Chỉ đạo mô hình và các thành viên tham gia mô hình cần tích cực, tự giác và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được phân công để duy trì và phát huy hiệu quả của mô hình, góp phần bảo đảm tốt TTATGT tại cơ sở.

Trong 9 tháng năm 2024 đã xảy ra 694 vụ TNGT, làm chết 291 người, bị thương 597 người. TNGT liên quan đến học sinh xảy ra 113 vụ, làm 48 người chết, 144 người bị thương. Trong đó, 21 học sinh chết, 103 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động cũng đã lập biên bản xử lý 88.425 trường hợp; trong đó xử phạt học sinh vi phạm 5.248 trường hợp, với số tiền 3,8 tỷ đồng...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ