“Mở đường” để trẻ khám phá năng lực bản thân

GD&TĐ - Thay vì việc để trẻ xem tivi và tiếp xúc với những trò chơi điện tử, các phụ huynh nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với thế giới xung quanh. Đặc biệt những buổi học dã ngoại giúp trẻ đến gần hơn với thiên nhiên, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo.  

“Mở đường” để trẻ khám phá năng lực bản thân

Tạo cơ hội cho trẻ hòa nhập với thiên nhiên

Không chỉ những ngày hè phụ huynh mới bố trí thời gian cho các con học tập và vui chơi trong môi trường thiên nhiên, mà bất cứ lúc nào những cảnh quan xung quanh tràn ngập ánh sáng và màu sắc cũng là không gian lý tưởng để trẻ trải nghiệm và học tập.

Một buổi dạo chơi ở những nơi có nhiều cây cối và không khí trong lành sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị đối với trẻ. Bạn có thể cho trẻ làm quen với thiên nhiên bắt đầu từ những gì gần gũi nhất, ví dụ như cây cối quanh nhà, các loại hoa trong công viên, những đám cỏ xanh mướt…

Cha mẹ hãy để trẻ tự do khám phá những gì con thích, miễn là không gian đó không quá nguy hiểm. Đôi khi những cú vấp ngã, trầy xước nhẹ trong khi trẻ tự khám phá giúp con trưởng thành nhiều hơn là những tìm tòi trong sách vở.

Những chuyến đi biển trong những kỳ nghỉ không chỉ giúp trẻ được vẫy vùng trong làn nước trong xanh dịu mát mà còn mang đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị. Những khám phá về sinh vật dưới đại dương thông qua những bảo tàng của thủy cung chính là cách học thực tế để trẻ hiểu và nhớ lâu về tên những loại cá hay những loại sinh vật biển.

Bất cứ mỗi chuyến dã ngoại hay khám phá với tự nhiên, thầy cô hay cha mẹ nên khuyến khích trẻ kể lại, hoặc nêu những cảm nhận riêng của mình về chuyến đi. Việc này không chỉ giúp trẻ có thói quen quan sát trong hành trình trải nghiệm mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề nào đó. Rõ ràng thiên nhiên không chỉ là một người bạn chia sẻ với trẻ những điều thú vị mà còn là một người thầy mang lại cho trẻ nhiều bài học bổ ích.

Trẻ được học qua sự tự khám phá

Đưa trẻ đến gần với thiên nhiên là giúp trẻ tự tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và đánh thức những kỹ năng, năng lực của bản thân. Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM chia sẻ: Ở phương Tây, thời gian các em tương tác với thiên nhiên được xem là nhân tố quan trọng để phát triển óc sáng tạo. Nhưng ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em ở các thành phố lớn, lại chưa được bố mẹ tạo điều kiện cho tiếp xúc nhiều với không gian bên ngoài.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Nhi A, khi cho trẻ tương tác với thiên nhiên kiến thức của bé sẽ dần dồi dào hơn. Bé sẽ dung nạp thông tin phù hợp vào não bộ và có xu hướng diễn đạt lại theo góc nhìn mới mẻ của mình, không phụ thuộc vào người lớn hay sách văn mẫu. Do đó, nếu xa rời thiên nhiên, trẻ gặp nhiều bất lợi trong việc tự tổng hợp, tư duy.

Chị Nguyễn Thanh Vân có con học tại Trường Liên cấp Spring Hill (Hà Nội) cho biết: Bên cạnh việc học tập theo chương trình của Bộ GD&ĐT, học sinh còn được tham gia rất nhiều các hoạt động trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. Trường được xây dựng trên một quả đồi rộng. Đó là một không gian lý tưởng để tất cả học sinh được hòa mình vào các hoạt động thực tế.

Các con được tham gia hái chè, cấy lúa, thu hoạch khoai, lạc, chăm sóc các con vật… Đó là những kiến thức thực tế giúp các con trưởng thành rất nhiều… Việc cọ xát thực tế chính là cách giúp các con rèn luyện sự bền bỉ, sự vượt khó để các con trưởng thành trong cuộc sống.

Khi được đánh thức khả năng sáng tạo, trẻ sẽ linh hoạt hơn trong học tập cũng như khi xử lý các tình huống. Lứa tuổi mầm non và tiểu học sẽ là khoảng thời gian mà các em dễ thích nghi nhất với cách học trải nghiệm tìm hiểu về thế giới xung quanh. Ở tuổi này, trẻ tràn ngập xúc cảm, trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng mạnh… Vì thế, đối với trẻ ở độ tuổi này, phụ huynh và nhà trường nên tổ chức những lớp học ngoài trời để trẻ có thể lĩnh hội và phát triển tốt nhất các năng lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.