Mổ đẻ thành công cho sản phụ mổ nhiều lần, mắc rau tiền đạo cài răng lược nguy hiểm

GD&TĐ - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa thực hiện thành công ca mổ đẻ cho sản phụ mổ nhiều lần, thụ tinh trong ống nghiệm lại có bệnh lý rau tiền đạo cài răng lược nguy hiểm.

Ảnh: BVPS Hà Nội.
Ảnh: BVPS Hà Nội.

Sản phụ Đ.T.Đ (37) tuổi tiền sử mổ đẻ cũ, mổ chửa ngoài tử cung, mổ viêm phúc mạc ruột thừa, điều trị hiếm muộn tại Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học do BSCKII Phạm Thuý Nga - Trưởng khoa thực hiện kỹ thuật IVF.

Trong quá trình theo dõi thai kỳ, các bác sĩ đã chẩn đoán chị có bệnh lý rau tiền đạo - rau cài răng lược, cần theo dõi chặt chẽ.

Đây được xác định là một ca bệnh khó, đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao.

Ngày 21/10/2021 theo chỉ định của bác sĩ, chị Đ nhập viện tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

BSCKII Nguyễn Hùng Sơn – Trưởng khoa đẻ D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ cho chị, trong quá trình mổ BS Sơn phát hiện chị Đ bị rau tiền đạo – rau cài răng lược thể increta.

Ca mổ thành công tốt đẹp, chị Đ bảo tồn được tử cung đồng thời đón chào con trai nặng 3700g.

Rau (nhau) cài răng lược (RCRL) là từ chung dùng để mô tả bệnh lý một phần hoặc toàn bộ bánh nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, mà bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận.  

Bình thường sau khi sanh, bánh nhau sẽ tự tách rời khỏi thành tử cung và được sổ ra ngoài.

Nhưng khi bị rau cài răng lược, bánh nhau không thể bong khỏi tử cung và là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu,... thậm chí gây tử vong cho người mẹ. 

Rau cài răng lược dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Nhau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung. Nhau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc sinh mổ trước đó.

Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo, khả năng bị nhau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%. Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị nhau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%.

Trong khi đó, nhau cài răng lược mà không đi kèm nhau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị nhau cài răng lược như từng nạo hút thai, mang bầu ở độ tuổi ngoài 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung, hội chứng asherman gây sẹo ở tử cung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.