Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá

GD&TĐ - Sáng 28/5, tại Học viện Thanh thiếu niên, Bộ Y tế phối hợp với Trung Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá.

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 đến ngày 31/5 với chủ đề do Tổ chức Y tế thế giới phát động:“Thuốc lá - mối đe dọa tới môi trường của chúng ta”.

Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, đồng thời kêu gọi mọi người không hút thuốc để hạn chế rác thải gây ô nhiễm môi trường.

TTND.PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phát biểu mai mạc Lễ mít tinh.

TTND.PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phát biểu mai mạc Lễ mít tinh.

Tham dự buổi Lễ mít tinh, có bà Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Tiến sỹ Socorro Escalante, quyền Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam;PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá; ôngNguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn; ôngTrần Văn Đông, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn cùng đại diện các Vụ/Cục của các Bộ, ngành, Tổ chức Chính trị - Xã hội, đại diện các ban ngành đoàn thể 350 sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Được  sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về công tác Phòng chống tác hại của thuốc lá, đã nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, các tỉnh thành phố triển khai công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ngày càng được triển khai rộng khắp trên toàn quốc.

Nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung của PCTH thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng của công chức, viên chức, người lao động; treo biển cấm hút thuốc tại cơ quan, đơn vị; tổ chức ký cam kết thực hiện xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá.

Qua 9 năm thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, đã có sự chuyển biến rõ rệt trong hành vi của công chức, viên chức, người lao động và người dân về việc hút thuốc, hầu như không còn hiện tượng hút thuốc trong phòng họp, phòng làm việc; không còn hiện tượng mời, ép buộc sử dụng thuốc lá; giảm việc tặng quà, biếu, mời thuốc trong các dịp lễ tết, đám cưới, đám hiếu...

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá ảnh 2
Kết thúc phần Lễ mít tinh là phần diễu hành xe đạp nhằm hưởng ứng chiến dịch truyền thông: Vì môi trường không khói thuốc lá.
Kết thúc phần Lễ mít tinh là phần diễu hành xe đạp nhằm hưởng ứng chiến dịch truyền thông: Vì môi trường không khói thuốc lá.

Kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2020, cho thấy so với năm 2015, tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc giảm từ 45,3% xuống 42,3%.

Tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể như: Tại nơi làm việcgiảm từ 42,6% xuống 30,9%; Ti nhà giảm từ 59,9% xuống 56,0%.Tỷ lệ người bệnh được tư vấn cai nghiện thuốc lá tăng từ40,5% năm 2015 lên 72,2% năm 2020. Số bệnh nhân cai nghiện thành công từ năm 2017 đến năm 2020 là 1.111 người.

Trong lứa tuổi học sinh 13-17 tuổi, kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh Toàn cầu tại Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới thực hiện năm 2019 cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong học sinh độ tuổi 13-17 giảm từ 5,36%  năm 2013 xuống 2,78% năm 2019 (giảm 50%), tỷ lệ học sinh đã thử thuốc hoặc thuốc lào giảm từ 12,1% xuống 8,3%.

Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam trong thời gian qua, đáp ứng được một trong những mục tiêu quan trọng của công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đó là ngăn ngừa hút thuốc trong giới trẻ, bảo đảm thành công bền vững của chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, TTND. PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá gửi thông điệp đến cáccơ quan, tổ chức, đoàn thể tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá, kêu gọi những người hút thuốc bỏ thuốc lá. Không hút thuốc, cai thuốc sớm là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tật, giảm bớt gánh nặng bệnh không lây nhiễm mà hiện vẫn đang chiếm tới hơn 70% gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường trong lành cho mỗi người, cho từng gia đình và cho toàn xã hội.

Cũng tại buổi Lễ, đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết sử dụng thuốc lá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu  làm tăng mức độ ô nhiễm không khí.Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi mọi người hãy hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người và các thế hệ tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.