Miếng núi lửa bí ẩn này tình cờ được phát hiện bởi một phi hành đoàn của đài truyền hình Vesti Yamal khi đang trên đường đi tác nghiệp. Miệng núi lửa bí ẩn này là một cái hố hình phễu và được phát hiện lần đầu và ghi hình lại ở miền bắc Siberia. Xung quanh miệng hố, đất cát tự động đùn lên và viền sẫm màu phía bên trong hố sâu là dấu hiệu của hiện tượng cháy sém dữ dội trước đó.
Điều này củng cố lý thuyết của các nhà khoa học rằng những miệng núi lửa như vậy là kết quả của sự tích tụ khí mê-tan trong các túi băng vĩnh cửu tan băng dưới bề mặt Trái Đất. Khi áp suất tăng, những miệng hố như thế này sẽ thổi bay những lớp đất cát ở trên và khí mê-tan được giải phóng.
“Cho tới nay, đây là chiếc miệng độc đáo nhất mà chúng tôi từng phát hiện. Nó mang rất nhiều thông tin khoa học bổ sung mà tôi chưa sẵn sàng tiết lộ ”, Giáo sư Vasily Bogoyavlensky, thuộc Viện Nghiên cứu Dầu khí Nga ở Moscow chia sẻ .
“Đây là một chủ đề rất thú vị cho các công bố khoa học. Chúng tôi phải phân tích tất cả những điều này, và xây dựng các mô hình ba chiều”. “Có thể nói nó là một khoảng không chứa đầy khí với áp suất cao,” Bogoyavlensky nói thêm.
Vị giáo sư người Nga này trước đây từng tuyên bố rằng các hoạt động của con người, như khoan khí đốt có thể là một nhân tố hình thành nên các miệng núi lửa này, đồng thời ông cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ hình thành các cấu trúc tương tự gần đường ống dẫn khí đốt, các cơ sở sản xuất hoặc khu dân cư.
Trong suốt thời gian phát hiện ra miệng núi lửa này, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm để nghiên cứu về miệng núi lửa bí ẩn này.
Giáo sư Vasily Bogoyavlensky cho biết: “Hiện nay có khoảng bảy miệng núi lửa như vậy ở khu vực Bắc Cực . Năm cái ở trên bán đảo Yamal, một ở quận Tự trị Yamal, một ở phía bắc vùng Krasnoyarsk, gần bán đảo Taimyr và một miệng núi lửa mới được phát hiện kể trên. Hiện nay chúng tôi mới chỉ có vị trí chính xác của chỉ bốn cái trong số đó. Nhưng tôi chắc chắn rằng vẫn còn có nhiều miệng núi lửa như vậy tại Yamal”.
Bình luận