Miền Trung: Nguy cơ ngập lụt vùng thủy điện xả lũ

Miền Trung: Nguy cơ ngập lụt vùng thủy điện xả lũ

(GD&TĐ) - Cơn bão số 11 kèm theo mưa lớn suốt 2 ngày qua tiếp tục gây tổn thất nặng nề cho người dân các  tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam. Tới chiều ngày 15/11, bão đã qua đi, nhưng nguy cơ bị lũ lụt ở những vùng thủy điện xả lũ vẫn còn đó.

Nhiều tuyến đượng ở Quảng Nam bị ngập do thủy điện xả lũ.
Nhiều tuyến đượng ở Quảng Nam bị ngập do thủy điện xả lũ.
 

Quảng Nam: Là địa phương thiệt hại nặng nhất sau bão số 11. Vào lúc 4 giờ sáng 15/11, toàn bộ hệ thống điện, tháp ăng ten, phát sống, phát thanh truyền hình khu vực xã Đại Nghĩa đã bị cháy nổ. Các thủy điện đầu nguồn xả lũ đã làm nhiều khu vực vùng hạ du ngập sâu trong nước.

Tính tới thời điểm này chưa có thông tin thiệt hại về người, nhưng mức độ hư hỏng nhà cửa của người dân là rất lớn. Nhiều trường học, trạm biến áp, trụ điện gãy đổ; giao thông nhiều nơi ách tắc. Đáng lo ngại là các thủy điện đầu nguồn xả lũ rất lớn, giao thông nhiều nơi ách tắc.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão đã chỉ đạo các địa phương di dời khẩn cấp hơn 900 hộ dân với 2.700 nhân khẩu tới nơi an toàn. Khả năng ngập lụt diễn ra tại huyện Đại Lộc và các huyện lân cận Điện Bàn, Hội An…

Đà Nẵng: Người dân toàn thành phố đã chìm trong nỗi lo trước sự kéo dài của cơn bão. Gió giật mạnh suốt đêm và sức gió lên tới đỉnh điểm cấp 15 - 16, được đánh giá là mạnh hơn bão xangsane vào năm 2006.

Ngoài hệ thống cây xanh bị bật gốc, gãy đổ, nhiều trường học, cơ quan, nhà cửa bị hư hỏng nặng nề. Hệ thống điện bị mất toàn bộ, tới 21 giờ tối 15/10 vẫn còn một số vùng chưa có điện; tháp ăng ten của Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng bị đổ nghiêng. Tại Trường Tiểu học Hoàng văn Thụ, các dãy phòng học tầng 3 bị bão cuốn phăng làm sách vở, thiết bị, đồ dùng dạy học bị hư hỏng nặng.

Nhiều ngôi trường, nhà cửa ở Đà Nẵng bị hư hỏng nặng sau bão.
Nhiều ngôi trường, nhà cửa ở Đà Nẵng bị hư hỏng nặng sau bão.
 

Thừa Thiên - Huế: Bão số 11 đổ bộ vào bờ biển phía Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế với sức gió từ cấp 8 tới cấp 10, kèm theo mưa to làm sóng biển dâng  từ 2 - 3m. Gần 1.700 hộ gia đình bị cô lập bởi nước ngập sâu. Diện tích đất nông nghiệp ở nhiều xã bị mất trắng; 192 hec ta cao su bị ảnh hưởng nặng. Có 17 căn nhà tạm bị sập, 669 nhà bị tốc mái (chủ yếu ở Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới).

Ngoài ra, cơn bão còn gây ra sạt lở đê biển; nhiều tuyến đê tại huyện Hương Trà, các hồ chứa trên địa bàn đã đạt tới ngưỡng dung tích chứa nhưng do chủ động xả lũ từ sớm nên không có thiệt hại nào đáng kể xảy ra.

Quảng Trị: Bão số 11 với sức gió cấp 10 đã làm cây cối hai bên đường đổ rạp, có 2 điểm sạt lở trên quốc lộ 9 gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Theo thông tin mới nhất từ UB phòng chống bão lụt Quảng Trị, đã có 5 người bị thương do bão số 10.

Do mưa lớn liên tục, đặc biệt là nước ở các sông thượng nguồn từ Lào trở về đã gây ngập lụt trên diện rộng. Toàn bộ các huyện miền núi của Quảng Trị ngay sau khi bão số 11 vừa tam ngưng đã chuyển sang phương án phòng chống lũ.

Công tác di dân tại các vùng có nguy cơ cao đã được triển khai. Trong chiều 15/10, 885 hộ dân, đặc biệt là 65 hộ ở vùng thượng lưu và hạ lưu Thủy diện Đakrông 3 đã được sơ tán. Các lực lượng vũ trang đang sẵn sàng tham gia ứng cứu tại các vùng bị cô lập. 

                                                                     Thanh Huế - Uyên Mi

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ