MIE Experts Việt Nam – Nơi biến ước mơ thành hiện thực

GD&TĐ - The Microsoft Innovative Educator (MIE) Experts là một chương trình đặc biệt được tạo ra để dành riêng cho những người làm giáo dục sáng tạo trên toàn cầu. Đó là những người sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng của việc giảng dạy.

Trao giải nhất bài giảng elearning cấp huyện tháng 3 khi thầy Trường bắt đầu tham gia cộng đồng
Trao giải nhất bài giảng elearning cấp huyện tháng 3 khi thầy Trường bắt đầu tham gia cộng đồng

Để tìm hiểu thêm về chương trình này, chúng tôi đã phỏng vấn thầy giáo Cấn Văn Trường, giáo viên trường THCS Thạch Xá - Thạch Thất - Hà Nội.một trong những thành viên tiêu biểu của cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft Việt Nam (MIE Experts Việt Nam). 

PV: Thầy tham gia cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft Việt Nam (MIE Experts Việt Nam) lâu chưa ạ?

Thầy Cấn Văn Trường: Mình bắt đầu tham gia cộng đồng GVST vào tháng 3 vừa rồi, khi sự kiện E2 toàn cầu tại Singapore diễn ra. Chính sự kiện đó lan tỏa truyền cho mình cảm hứng để tham gia, học hỏi và dần hiện thực hóa tất cả những ước mơ của bản thân về công dân toàn cầu.

PV: Thầy có thể chia sẻ quá trình thầy đến với cộng đồng cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft Việt Nam?

Thầy Cấn Văn Trường: Vâng, bản thân mình với mong muốn tìm được một cộng đồng đổi mới sáng tạo trong dạy và học để học hỏi trau dồi chuyên môn. Nên mình đã tìm kiếm với những từ khoá như "sáng tạo", "dạy học đổi mới"... và một lần tình cờ đã tìm thấy cộng đồng giáo viên sáng tạo trên facebook.

Địa chỉ trang web education.microsoft.com mình được biết qua lễ phát động cuộc thi GVST trên nền tảng CNTT năm 2015 mà mình vinh dự được phòng giáo dục cử đi dự tại trường Chu Văn An, được tặng một Usb có địa chỉ cộng đồng song lúc đó cả 3 chị em của phòng giáo dục thật sự chưa biết làm gì với địa chỉ này. Chỉ đến tháng 3 vừa rồi khi là thành viên của cộng đồng MIEE Việt Nam mình mới dần vỡ ra nhiều điều. Qua những ngày tháng tham gia cộng đồng đã mang lại cho mình rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

PV: Thầy có thể nói rõ hơn về những bài học kinh nghiệm đó?

Thầy Cấn Văn Trường: Trước khi tham gia cộng đồng mình có 2 lần đạt giải nhất cấp huyện về bài giảng elearning, 2 lần giải thành phố bài giảng, 2 lần đạt giải nhất phần mềm sáng tạo cấp huyện, cấp thành phố nhưng đó chỉ là những cuộc thi, đến với cộng đồng mình mới học hỏi thêm được nhiều điều để giúp học sinh tiếp cận nhiều hơn với tri thức mới, phương pháp mới, dần trở thành những công dân toàn cầu, đáp ứng với nhu cầu của thời đại.

Nếu không có cộng đồng chắc hẳn mình không bao giờ biết đến TweetMeet, biết đến skype in the classroom, skype a thon, biết đến sway, ms team hay onenote... hẳn sẽ càng không biết ngoài kia thế giới đang vận động và phát triển như thế nào. Mình được biết thêm rất nhiều thầy cô, bạn bè vừa hồng, vừa chuyên. Động lực tỏa ta từ thầy cô làm cho em thấy mình cần cố gắng nhiều hơn nữa.

PV: Từ khi tham gia cộng đồng GVST, thầy nhận thấy mình có những thay đổi như thế nào trong dạy học?

Thầy Cấn Văn Trường: Mình học được rất nhiều phương pháp mới từ thầy cô trong cộng đồng GVST Microsoft Việt Nam, có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia giáo dục quốc tế, và học hỏi được rất nhiều từ họ như onenote, team trong tổ chức dạy và học, trong quản lí lớp chủ nhiệm.

PV: Thầy có thể chia sẻ một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà mình đã và đang thực hiện?

Thầy Cấn Văn Trường: Mình đang ứng dụng Skype in the classroom, dùng skype trong lớp học để kết nối với các lớp học trong và ngoài nước. Trong sự kiện skype a thon vừa qua là 1 trong 5 lớp học trên thế giới kết nối với giám đốc cấp cao phụ trách giáo dục của Microsoft toàn cầu.

Ngoài ra, mình còn kết nối học sinh với tác giả “Truyện cuộc phiêu lưu của những chú rồng” với gợi ý của thầy Ngô Thành Nam; cho HS tham gia sự kiện giờ lập trình đang diễn ra,…

PV: Học sinh của thầy có hào hứng với những hoạt động đó?

Thầy Cấn Văn Trường: Học sinh mình hào hứng lắm. Các em được tham gia những sự kiện toàn cầu, gặp gỡ những lớp học trên và các chuyên gia trên thế giới. Các em dần khắc phục sự rụt rè, kĩ năng giao tiếp cũng được cải thiện nhiều. Trong sự kiện kết nối toàn cầu tháng 11 vừa qua (skype a thon) học sinh rất hứng thú tham gia, học sinh vẽ tranh về sự kiện, giao lưu học tập với các lớp học và chuyên gia, giao lưu văn nghệ, hát,…

Học sinh hào hứng đến nỗi ở lại rất muộn để tham gia kết nối, học sinh giao lưu múa dân tộc, vì mấy hôm đó học cả ngày nên thầy và trò tranh thủ sáng sớm, giờ nghỉ trưa và chiều tối để kết nối giao lưu, ngoài mục đích trên thì còn để hỗ trợ 35000 trẻ em gặp khó khăn thông qua sự kiện, mỗi 400 dặm ảo Microsoft hỗ trợ một trẻ em.

PV: Được biết thầy có tham gia Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 Sáng tạo trên nền tảng CNTT, thầy có thể cho biết động lực nào thúc đẩy thầy tham gia cuộc thi này?

Thầy Cấn Văn Trường: Động lực của mình chính là xuất phát từ các em học sinh, mình muốn tạo điều kiện cho các con được trở thành công dân toàn cầu với sự hỗ trợ của công nghệ. Diễn đàn là nơi hỗ trợ, giao lưu, học hỏi, để mình có thể biến ước mơ trên thành hiện thực.

PV: Thầy có những dự định gì trong thời gian tới đây?

Thầy Cấn Văn Trường: Dự định sắp tới của mình sẽ tham gia tập huấn dành cho chuyên gia giáo dục của Microsoft tại Hà Nội, tham gia E2 Việt Nam, tiếp tục học hỏi và phát triển chuyên môn và tìm kiếm một điểm đến tiếp theo trong sự nghiệp của mình trong năm học tới.

Xin cảm ơn thầy!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ