Thêm màu sắc vào bài học
Nếu bạn sẵn sàng nỗ lực nhiều hơn nữa vì lợi ích của con và khơi dậy niềm yêu thích học tập ở con, bạn có thể bắt đầu bằng cách đánh dấu một số cụm từ nhất định trong sách đề cập đến nhiều đề tài phong phú.
Đảm bảo rằng bạn sử dụng các màu khác nhau để đánh dấu các từ vì điều này làm cho chủ đề trở nên thú vị hơn khi xem và con có thể chủ động đọc những gì bạn đã chăm chỉ đánh dấu.
Tóm tắt những gì con đang học
Một phương pháp khác có thể khơi dậy niềm yêu thích học tập ở trẻ là tóm tắt các môn học đang được dạy ở trường.
Tất nhiên, bạn phải tham gia tích cực vào quá trình này vì nó có thể khá phức tạp, nhưng kết quả cuối cùng là bạn sẽ có rất nhiều kiến thức thú vị.
Bạn và con có thể vẽ sơ đồ trên giấy khổ lớn để đảm bảo rằng con có thể ôn lại nhanh chóng và nắm bắt được các khái niệm cơ bản có trong chủ đề. Điều này sẽ làm cho toàn bộ quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn và làm tăng hứng thú học tập của con.
Trẻ em cần được giáo dục để hiểu tầm quan trọng của việc học. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để lời nói của bạn không giống như một bài giảng.
Thay vào đó, hãy cố gắng giải thích những tác động xấu của việc thiếu hụt học tập và nó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của con, điều đó sẽ thúc đẩy con tập trung hoàn toàn vào việc học.
Quan tâm đến sở thích của con
Nếu con cảm thấy làm bài tập về nhà nhàm chán và không có hứng thú với các chủ đề được dạy ở trường, hãy mở rộng cách tiếp cận của bạn bằng cách xem xét các chủ đề mà con quan tâm. (Ảnh: ITN). |
Trong môi trường học tập tương đối cứng nhắc, trẻ em tới trường, học tập, tuân theo thời gian biểu đã được lên lịch, làm những bài tập cụ thể, học những chủ đề nào đó, và được lên lớp dựa trên hiệu năng của chúng. Nhưng có lẽ điều này không có tác dụng với con bạn.
Nếu con cảm thấy làm bài tập về nhà nhàm chán và không có hứng thú với các chủ đề được dạy ở trường, hãy mở rộng cách tiếp cận của bạn bằng cách xem xét các chủ đề mà con quan tâm.
Ví dụ, nếu con hào hứng với các hành tinh, động vật hoặc thiên nhiên, hoặc nếu con thích nghe truyện và phản ứng tích cực với chúng, hãy tìm hiểu sở thích của con và dành thời gian để đồng hành với con. Điều này sẽ thu hút con tìm hiểu thêm về những chủ đề kể trên và cuối cùng bé sẽ đạt được sự tập trung tốt hơn.
Khuyến khích sự tò mò
Trẻ em luôn tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Những năm trưởng thành của chúng đều xoay quanh những câu hỏi “tại sao?” “như thế nào?”. Để nuôi dạy con thật tốt, bạn có thể khai thác trí tò mò của con, động viên con và đưa ra hướng đi đúng đắn.
Tạo điều kiện để con có được sự thoải mái và tự do để tự tìm câu trả lời. Cho phép con tự hỏi về các chủ đề một cách độc lập. Cha mẹ hoàn toàn có thể trả lời câu hỏi của con bằng những gợi ý.
Điều này sẽ thu hút trí óc của con và con sẽ tò mò muốn nghiên cứu nhiều thứ hơn. Đừng khó chịu khi con có xu hướng hỏi “tại sao?”. Hãy luôn trả lời con với sự kiên nhẫn.
Làm cho việc học trở nên thú vị
Trẻ em thường làm theo những thứ mà chúng quan tâm. Vì vậy cha mẹ nên yêu cầu con học cùng với sự trợ giúp của sơ đồ hoặc tranh ảnh hoạt hình. Cung cấp cho con bút màu và khuyến khích con học tập.
Hãy sáng tạo để thu hút sự chú ý của con vào bài tập. Điều này sẽ giúp con tận hưởng quá trình học tập hơn là trốn tránh.
Cùng nhau học tập
Giống như gia đình cùng ăn bữa cơm hoặc cùng chơi, bạn cũng có thể học tập cùng con bằng cách đọc những cuốn sách thú vị, xem phim tài liệu về những chủ đề hấp dẫn, đi đến viện bảo tàng và sở thú.
Hãy thể hiện sự nhiệt tình trong việc học những điều mới và khám phá các công cụ giáo dục, con sẽ hứng thú muốn làm theo bạn.
Giảm thiểu phiền nhiễu
Nếu con không hứng thú với một môn học cụ thể nào đó, hãy áp dụng cách khác để tìm hiểu sở thích của con. (Ảnh: ITN). |
Công nghệ luôn ở bên chúng ta. Từ khi thức dậy cho đến khi đặt lưng lên giường, chúng ta thường xuyên bị công nghệ thao túng. Trẻ em có đặc tính hình thành thói quen nhanh chóng nên chúng thường bị thu hút bởi những thiết bị này.
Chúng thích chơi trò chơi điện tử qua điện thoại hoặc máy chơi game; thích xem phim và lướt mạng xã hội. Vì vậy cha mẹ hãy theo dõi thời gian sử dụng thiết bị của trẻ và chú ý đến những thói quen này.
Đảm bảo rằng con không dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động. Giảm thiểu phiền nhiễu sẽ giúp con tập trung vào việc học.
Duy trì sự lạc quan
Tập trung vào điểm mạnh của con hơn là điểm yếu. Thúc đẩy phương pháp học tập tích cực nhấn mạnh vào khả năng. Nếu con không hứng thú với một môn học cụ thể nào đó, hãy áp dụng cách khác để tìm hiểu sở thích của con.
Ví dụ, nếu con yếu môn toán, hãy áp dụng các phương pháp khác với truyền thống, chẳng hạn như dạy con tập cộng trừ nhân chia trong khi chơi hoặc cùng bố mẹ đi siêu thị.