Theo giới chuyên gia, có nhiều lý do giải thích cho tính khí thất thường của trẻ.
Trước hết, cha mẹ nên tìm hiểu xem nguyên nhân khiến con mất bình tĩnh là do con có khả năng điều tiết cảm xúc kém, thiếu khả năng tự chủ, khả năng diễn đạt kém, mất bình tĩnh trước những việc nhỏ nhặt? Hay đó là vì con thiếu khả năng đánh giá liệu những yêu cầu của mình có hợp lý hay không?
Cha mẹ nên kiểm tra xem người lớn có thái độ nhất quán với con mình hay không. Đặc biệt khi trẻ mất bình tĩnh, những người xung quanh có mù quáng bảo vệ hay dạy dỗ trẻ không?
Nếu bạn mù quáng bảo vệ con, con sẽ quen với cảm giác được chiều chuộng. Đây thực chất là một loại củng cố tiêu cực, và đứa trẻ sẽ trở nên hung bạo hơn.
Cách làm đúng là cha mẹ nên để con hiểu và ghi nhớ một sự thật: ồn ào, mất bình tĩnh cũng chẳng ích gì. Điều này sẽ giúp con hiểu rằng việc sử dụng “khóc lóc và giận dữ làm vũ khí” sẽ không có tác dụng. Sau vài lần giáo dục như vậy, xu hướng mất bình tĩnh của con sẽ thay đổi.
Một điều quan trọng khác là cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn, hiểu nhu cầu của con và chú ý đến sự tương tác giữa người lớn với con.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về những gì đứa trẻ khác đang chơi, suy nghĩ và yêu cầu,... Khi trẻ đưa ra yêu cầu của riêng mình, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn tâm trạng của con mình bằng sự giải thích sáng suốt và kiên nhẫn. Bằng cách này, cha mẹ có thể loại bỏ hoặc giảm bớt tâm trạng tức giận của con.
Đừng bao giờ nghĩ rằng “con cái sinh ra đã có tính nóng nảy”. Một số bậc cha mẹ thậm chí còn mất bình tĩnh khi con mình nổi nóng. Cách tiếp cận đầy cảm xúc này sẽ không bao giờ thay đổi được thói quen mất bình tĩnh của trẻ.
Một số bà mẹ cho rằng họ không chịu nổi cơn giận dữ nên đẩy con đến chỗ các ông bố để kỷ luật. Điều này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng “mẹ chẳng thể làm gì để con có thể nhờ cậy sau này”. Do đó, đứa trẻ sẽ càng tức giận hơn trước mặt mẹ mình.
Cha mẹ cần chú ý nuôi dưỡng sở thích rộng rãi và sự linh hoạt trong công việc của trẻ, đặc biệt chú ý giai đoạn quan trọng cho sự phát triển khả năng của trẻ. Ví dụ: học vẽ nên từ 3 đến 4 tuổi; học nhạc là từ 5 đến 7 tuổi.
Không nên nuôi dưỡng hứng thú quá sớm hoặc quá muộn. Sở thích của trẻ đặc biệt dễ thay đổi. Đừng chỉ đưa ra quyết định dựa trên ý kiến của cha mẹ mà hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và của chính đứa trẻ.
Cha mẹ nên nuôi dưỡng sự linh hoạt của trẻ khi làm mọi việc. Chẳng hạn, khi trẻ chơi đồ chơi, ăn, mặc quần áo, đừng chỉ “sửa” theo một cách, một phương pháp hay một vẻ ngoài nào đó. Thay vào đó, hãy cố gắng “đa dạng hóa” ngay từ khi con còn nhỏ và cho con có không gian để lựa chọn.
Đặc biệt khi một đồ vật, thức ăn, đồ chơi nào đó không còn nữa, trẻ cần được hướng dẫn kịp thời để chuyển sang đồ vật, thức ăn, đồ chơi khác. Khả năng điều chỉnh này càng tốt thì tính linh hoạt càng tốt.
Khi sự quan tâm của trẻ tăng lên và thái độ xử lý khó khăn, vấn đề trở nên linh hoạt hơn thì thói quen mất bình tĩnh của trẻ cũng sẽ giảm bớt.
Hãy chủ động chú ý, đừng lơ là hay bỏ qua những vấn đề của con. Một nhóm các nhà tâm lý học người Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm như sau:
Họ nhốt một con chó vào chuồng. Ngay khi có tiếng chuông kêu, con chó sẽ bị giật mình, hoảng loạn không thể chịu nổi. Con chó không thể trốn thoát mà chỉ có thể chạy loạn trong chuồng, tiểu tiện và rên rỉ kinh hãi. Sau nhiều lần thử, ngay khi có tiếng chuông, con chó sẽ nằm xuống đất, rên rỉ vì sợ hãi.
Trẻ em cũng vậy, chúng thường mất bình tĩnh vì nhu cầu của chúng không được cha mẹ quan tâm. Do đó, chúng chỉ có thể dùng những biện pháp bạo lực để thu hút sự chú ý của cha mẹ, từ đó chúng mới có được tình yêu thương và sự quan tâm.
Tốt hơn hết, cha mẹ không nên mắng con ngay lập tức chỉ vì con mất bình tĩnh. Thừa nhận tính hợp lý trong cảm xúc của con là bước đầu tiên trong việc giao tiếp với con.
Khi trẻ thấy mình được chấp nhận, một nửa cơn giận của chúng sẽ tan biến. Sau khi trẻ bình tĩnh lại, cha mẹ có thể nói chuyện với trẻ và cùng nhau giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng trẻ.