Men gan tăng gấp 35 lần vì… tự làm bác sĩ

GD&TĐ - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân men gan tăng gấp 35 lần.

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần cẩn thận với các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được quảng cáo trên mạng Internet. Ảnh: BVCC
Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần cẩn thận với các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được quảng cáo trên mạng Internet. Ảnh: BVCC

Anh L.V.H. (33 tuổi, Vĩnh Phúc) phát hiện mắc viêm gan B cách đây 1 năm, được chỉ định điều trị thuốc kháng virus. Anh H. điều trị thuốc kháng virus 9 tháng. Tuy nhiên, 3 tháng gần đây, bệnh nhân tự ý dừng thuốc và chuyển sang điều trị bằng thuốc Nam không rõ nguồn gốc, mua trên mạng Internet.

Trước vào viện 2 tuần, anh L.V.H. thấy có các biểu hiện: Mệt mỏi tăng dần, ăn ngủ kém, vàng da, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

Ngay khi nhập viện, người bệnh được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình trạng bệnh. Kết quả bệnh nhân H. bị huỷ hoại tế bào gan, ứ mật… chẩn đoán suy gan.

BSCKII Trần Minh Quân, Phó Trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân mới dùng thuốc kháng virus được 9 tháng, nên chưa đủ để ức chế được virus viêm gan B. Việc đang điều trị mà tự ý ngưng thuốc 3 tháng liên tục là rất nguy hiểm. Hiện, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.

Theo bác sĩ Quân, người bệnh nên cẩn thận với các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được quảng cáo trên mạng Internet, tránh mất tiền và bị ngộ độc gan cấp. Nhiều trường hợp đã phải vào viện cấp cứu, lọc máu, ghép gan, thậm chí tử vong vì ngộ độc gan cấp do dùng các thuốc này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một vụ thử hạt nhân tại Nevada của Mỹ.

Quốc gia nào vẫn đang thử hạt nhân?

GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một dự luật từ bỏ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) vào năm ngoái, với lý do Mỹ từ chối phê chuẩn.