Mẹ Nhật rèn con ăn tự lập như thế nào?

Chuyện ăn uống của con vẫn luôn là chủ đề khiến mẹ trăn trở, đặc biệt khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm. 

Mẹ Nhật rèn con ăn tự lập như thế nào?

Thế nhưng làm cách nào trẻ Nhật có thể ăn uống chủ động, còn mẹ Nhật thì nhàn tênh đến vậy?

Sau đây là những bí quyết rèn trẻ ăn tự lập của người Nhật mà mẹ không thể bỏ qua.

Bí quyết 01: Rèn con ăn uống vào nếp từ sớm

Có thể mẹ cho rằng trẻ con còn quá nhỏ thì làm sao có thể luyện cho con ý thức ăn uống chủ động? Nhưng sự thật thì mẹ Nhật đã bắt đầu dạy con ăn uống tự chủ kể từ 7 tháng tuổi.

Khi con có dấu hiệu muốn nhai (như chóp chép miệng theo người lớn, nhìn người lớn ăn), thay vì cho con cầm đồ chơi, mẹ hãy cho trẻ cầm ruột bánh mì để gặm.

Làm theo cách này, mẹ nhớ chú ý kiểm tra xem con có thể dùng lưỡi tán nhuyễn và nuốt được mà không bị nghẹn hay không? Nếu có thì con đã sẵn sàng ăn chủ động rồi, mẹ nên bắt đầu tập cho con ăn dặm một cách tự lập ngay từ lúc này nhé!

Bí quyết 02: Truyền cảm hứng và tôn trọng cảm xúc cho con

Điều quan trọng nhất để con ăn uống chủ động là hãy truyền cảm hứng cho con trong mỗi bữa ăn. Vì dụ để khơi gợi cho con sự tò mò, thích thú khám phá khẩu phần ăn của mình, mẹ có thể lựa chọn nguyên liệu nhiều màu sắc (cà rốt, bông cải, bí xanh, rong biển…) và cắt gọt những hình thù ngộ nghĩnh.

Mẹ cũng cần tôn trọng con nếu con muốn tự xúc, tự thưởng thức bữa ăn, thậm chí tự dọn dẹp, thì mẹ hãy để con thực hiện. Mẹ chỉ cần quan sát xem con có thể làm được đến đâu để hướng dẫn kịp thời và chỉ hỗ trợ con khi thật sự cần thiết thôi.

Me Nhat ren con an tu lap nhu the nao? - Anh 1

Chế biến món ăn nhiều màu sắc để tăng hứng thú cho con

Ngoài ra, nếu bé muốn ngừng ăn, mẹ cũng hãy tôn trọng, làm theo điều đó. Mẹ nên hiểu rằng trẻ dưới 3 tuổi đang ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên chuyện ăn không hết lượng qui định là điều dễ hiểu.

Hầu hết các bé đều có những giai đoạn như thế này, em bé của mẹ không phải là hiện tượng đặc biệt (hay là bé biếng ăn) nên không cần phải lo lắng hay áp lực nhiều, mẹ nhé.

Bí quyết 03: Rèn ý thức kỉ luật

Để rèn ý thức ăn tự giác, mẹ cần giúp con tập trung trong bữa ăn bằng cách ngưng sử dụng các thiết bị điện tử. Vừa ăn, vừa xem TV (hay điện thoại, ipad), không có nghĩa bé sẽ ăn nhanh hơn, mà thực tế là đang ăn một cách không ý thức.

Nghĩa là bé không học được cách ăn dặm thực sự và não bộ của bé cũng trì hoãn phát triển kĩ năng phân tích về màu sắc và độ cứng, lỏng của món ăn.

Việc này hết sức nguy hiểm vì bé không học được cấu trúc thức ăn, cũng như mùi vị thức ăn. Và việc biếng ăn xảy ra sau đó là điều tất yếu.

Me Nhat ren con an tu lap nhu the nao? - Anh 2

Rèn thói quen ăn tập trung, tự giác cho con bằng cách tắt các thiết bị điện tử

Ngoài ra, trẻ cần hiểu giờ nào việc đấy. Tắt các thiết bị điện tử, để trẻ ngồi ăn trên ghế của mình và ăn cùng gia đình sẽ rèn trẻ ý thức kỉ luật, cũng như thói quen tự giác ăn đúng giờ giấc.

Bí quyết 04: Bảo bối giúp trẻ ăn tự lập

Ngoài các phương pháp kể trên mỗi mẹ Nhật đều chuẩn bị cho mình những “bảo bối ăn ngon”, hỗ trợ trẻ trong quá trình tập ăn nhanh và hiệu quả hơn. Đó chính là những vật dụng tập ăn cho trẻ đến từ thương hiệu uy tín, với thiết kế tiện lợi và phù hợp với độ tuổi của con như:

- Ghế tập ăn: làm bằng nhựa hoặc gỗ, với dây đeo vai hay thắt lưng giúp trẻ ngồi cố định, tránh bị té. Ngồi vào ghế, trẻ sẽ cảm nhận được không khí bữa ăn và học tập theo động tác ăn uống của mọi người xung quanh.

- Bát, thìa, đũa ăn dặm: bát, thìa, đũa là những loại bằng nhựa để tránh rơi vỡ, được thiết kế riêng biệt để phù hợp với khả năng cầm nắm và thao tác sử dụng của trẻ.

- Thảm, yếm, khăn ướt: là những dụng cụ phụ trợ để tránh trường hợp rơi vãi thức ăn. Ngoài ra, khăn ướt cho trẻ tập vệ sinh sau khi ăn như người lớn.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.