Mẹ Đỗ Nhật Nam: "Đừng đánh mất ước mơ của con trẻ"

Trong bài chia sẻ của mình, Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam cho biết gia đình luôn đồng hành để giúp em thực hiện được mọi ước mơ mà cậu bé ấp ủ.

Nhờ tình yêu thương và đồng hành của mẹ, Đỗ Nhật Nam đã thực hiện được ước mơ đi du học Mỹ khi 13 tuổi.
Nhờ tình yêu thương và đồng hành của mẹ, Đỗ Nhật Nam đã thực hiện được ước mơ đi du học Mỹ khi 13 tuổi.

“Trẻ con luôn có nhiều ước mơ. Có những ước mơ giản dị, có những ước mơ cao xa, có những ước mơ hiền hòa và có cả những ước mơ thật mãnh liệt. Những ước mơ nằm trong lòng khiến cuộc sống của trẻ rộn rã, đáng yêu.

Khi Nam 5 tuổi, mình đã sáng tác cho Nam một bài thơ kèm theo dòng chữ “ước mơ ơi, tớ sẽ luôn ở cùng bạn”. Nam thích lắm, cứ lẩm nhẩm đọc suốt. Bài thơ thế này:

Ước mơ bé nhỏ

Xinh như hạt mầm

Nằm ở trong lòng

Tôi vun tôi tưới

Ước mơ tươi mới

Cựa quậy chào đời

Vươn vai gọi mời

Nắng hồng rạng rỡ

Em nhìn bỡ ngỡ

Ước mơ ngày nào

Đẹp tươi biết bao

Đã thành... sự thật!

Tuy nhiên, người lớn nhiều khi bận rộn và hay tặc lưỡi: “Ôi trời, trẻ con ấy mà”. Khi đó, những ước mơ không được tưới tắm. Nó cũng buồn và bỏ đứa trẻ mà đi.

Vậy nên, khi có con, mình cố gắng đồng hành cùng con trong những ước mơ. Năm lên 3 tuổi, con ước làm siêu nhân có thể “giải cứu thế giới”, mình hay cùng con miên man mãi trong những câu hỏi: giải cứu thế giới sẽ gồm những công việc gì? Sẽ gặp những khó khăn gì?

Với Nam, có lẽ ước mơ lâu dài và bền bỉ nhất là được đi học ở Mỹ. Năm Nam 6 tuổi, con xem một bài phát biểu của Steve Job và quả quyết: “Con nhất định phải đến Mỹ để học mẹ ạ”. Mình đã treo hình của Steve Job lên bảng con và viết: “Chào ngài, hẹn gặp ngài năm tôi 15 tuổi tại Mỹ”.

Từ đó, mình luôn dành thời gian trong ngày để hỏi chuyện con về ước mơ. Những điều hay trò chuyện là: “Theo con, để đến được Mỹ, để thực hiện được ước mơ, mình cần phải làm gì? Con sẽ làm gì khi đến đó? Con sẽ mang gì để giới thiệu cho mọi người biết về mình? Con có muốn cho mẹ đi cùng không?”. Đại loại là những câu hỏi ngộ nghĩnh, dễ thương vậy.

Mình mua cho Nam một số cuốn sách nói về nước Mỹ, cả sách tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi lần Nam đọc xong lại thảo luận với con cảm tưởng về những cuốn sách ấy, về những điều con đã đọc được.

Mình cũng sưu tầm những bài viết về các học sinh sang Mỹ du học và thành công, những bài viết về cộng đồng người Việt ở Mỹ... Nam lớn lên, ước mơ cũng lớn lên theo. Mình vẫn không ngừng ở cạnh để khuyến khích và động viên con.

Hai mẹ con lên kế hoạch để Nam có thể tham gia các kỳ thi tiếng Anh từ rất sớm để có bằng tiếng Anh chuẩn quốc tế. Mình cũng cùng Nam lên một bảng chi tiết xem Nam sẽ phải làm gì khi xa mẹ. Sẽ thực hiện những điều đó ra sao… Cứ thế, mình giúp Nam thấy ước mơ đó luôn sống động và để thực hiện được nó, chỉ cần mình thực sự đam mê và nỗ lực.

Hôm nay, tình cờ được xem clip Những ước mơ bị lãng quên, nói về việc đừng đánh mất ước mơ của con trẻ, mình thực sự rất ấn tượng. Những nụ cười trẻ thơ, những ước mơ giản dị trong sáng của các em đẹp quá. Nó cứ lung linh, lóng lánh thần tiên.

Có những ước mơ thành sự thật. Có những ước mơ mãi chỉ là mơ ước. Không có vấn đề gì cả, miễn là trẻ em có những người để chia sẻ, để đồng hành cùng ước mơ của mình.

Thế giới của trẻ thơ là thiên đường hạnh phúc. Nơi đó các em được sống, được trải nghiệm và được mơ mộng. Vậy hãy để ước mơ của các em lên tiếng. Xin hãy mang lại chút nắng, gió cho hạt mầm ước mơ luôn sống động, cựa mình và lớn dậy. Mình tin với trái tim người mẹ, các bạn sẽ làm được”.

Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.