Chu vi của máy gia tốc hạt “siêu lớn” của Trung Quốc rơi vào khoảng hơn 54km.
Thông tin này khiến các nhà khoa học lo ngại về nguy cơ tạo ra một vũ trụ song song có thể dẫn đến việc rò rỉ lực hấp dẫn của vũ trụ chúng ta đang tồn tại.
“Đổi mới luôn tốt nhưng với máy gia tốc hạt siêu lớn thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Một thảm hoạ hoàn toàn có thể xảy ra nếu có sự cố”, nhà vật lý thiên văn Martin Rees chia sẻ trên tờ Daily Galaxy.
Tuy nhiên, Wang Yifang, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu phát triển cỗ máy gia tốc hạt siêu lớn của Trung Quốc cho biết, lộ trình của Trung Quốc khác với LHC đang triển khai. Cỗ máy gia tốc hạt siêu lớn của Trung Quốc sẽ tạo ra một bước tiến mới có thể bẻ cong bức tường không, thời gian.
Ông Wang chia sẻ thêm với tờ China Daily: “Đây là cỗ máy không phải chỉ dành riêng cho người Trung Quốc. Địa điểm đặt cỗ máy lịch sử này sẽ nằm gần Vạn Lý Trường Thành và được khởi động trước năm 2021, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2055”.
Máy gia tốc hạt (máy gia tốc hạt nhân, máy gia tốc hạt cơ bản) là thiết bị sử dụng các năng lượng bên ngoài truyền cho các hạt nhằm tăng vận tốc, nhờ đó năng lượng của hạt chuyển động.
Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider - LHC), được chế tạo bởi tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN). LHC hiện vẫn đang là cỗ máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới hiện nay.
Các nhà khoa học đã từng lo ngại máy gia tốc hạt lớn LHC khi vận hành ở mức năng lượng lớn nhất từ trước đến nay có thể tạo ra một lỗ đen mini. Thông tin này khiến nhiều người lo lắng bởi nó có thể vô tình tạo nên một lỗ đen vũ trụ và nuốt chửng vũ trụ của chúng ta.
Chính vì vậy, khi Trung Quốc tuyên bố sắp cho ra mắt một cỗ máy còn lớn hơn gấp 7 lần so với cỗ máy gia tốc hạt hiện tại, dư luận và giới khoa học lại một lần nữa xôn xao.