'Máy bay được dùng cho Ngày phán xét'

GD&TĐ -Chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga là Alexei Sukonkin vừa tiết lộ sức mạnh của oanh tạc cơ chiến lược có thể được dùng cho Ngày phán xét.

Oanh tạc cơ chiến lược Tu-160M2.
Oanh tạc cơ chiến lược Tu-160M2.

Theo Alexei Sukonkin, máy bay siêu thanh liên lục địa Tu-160 của Nga có thể mang tới 12 tên lửa đạn đạo - số lượng sánh ngang với tàu ngầm hạt nhân và tuần dương hạm chiến lược.

Khi chiếc máy bay này chứa đầy tên lửa, Nga có thể sử dụng chúng cho trận chiến sinh tồn cuối cùng - Ngày phán xét - mà không cần dùng đến tên lửa ICBM hay tàu APRK chiến lược.

"Một APRK (tàu tuần dương tên lửa hạt nhân) thường có 16 tên lửa, mỗi tên lửa có ba đầu đạn. Nếu Tu-160 được nạp đầy trong cấu hình Ngày tận thế thì quả thật nó là một con quái vật trên không", ông Alexei Sukonkin nói.

Cùng với Tu-95, máy bay siêu thanh liên lục địa Tu-160 là cỗ máy mang tên lửa chiến lược và được sử dụng để phóng tên lửa hành trình chứ không phải làm máy bay ném bom.

Ông Sukonkin cho biết thêm, máy bay liên tục được cải tiến, lắp đặt thêm nhiều thiết bị hiện đại trong cấu hình mới nhất.

Sức mạnh của Tu-160 cũng được vị chuyên gia hàng đầu của Mỹ là Dave Majumdar trên tờ National Interest nhận định rằng, với các thiết bị điện tử tiên tiến cùng vũ khí hạng nặng, Tu-160 có khả năng tác chiến mạnh chưa từng có.

Theo ông Majumdar, oanh tạc cơ Tu-160 sẽ tiếp tục đóng vai trò là một loại vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược, do đó bên cạnh các hệ thống tác chiến điện tử, Nga không ngừng tăng cường sức mạnh hỏa lực của chiếc máy bay này.

"Khác với các loại máy bay ném bom tàng hình của Mỹ như B-2 Spirit, sức mạnh của Tu-160 nằm ở tốc độ bay cũng như tốc độ khai hỏa vượt trội của nó. Vũ khí nguy hiểm nhất của oanh tạc cơ này là các tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân", ông Majumdar cho biết thêm.

Cũng theo vị chuyên gia này, Tu-160 được coi là đối thủ đáng gờm với B-2 của Mỹ, dù hai loại oanh tạc cơ này được thiết kế trên nền tảng khái niệm tác chiến hoàn toàn khác biệt.

Máy bay B-2 được thiết kế để tận dụng khả năng tàng hình, thâm nhập sâu vào trong không phận của địch để không kích, trong khi Tu-160 được chế tạo để phóng tên lửa hành trình tốc độ cao từ khoảng cách xa.

Bởi vậy, B-2 có bộ khung cực kỳ đắt đỏ để đảm bảo khả năng tàng hình, còn vũ khí của nó có thể rẻ hơn, đơn giản hơn. Tu-160 có bộ khung không phức tạp đến vậy, nhưng tên lửa hành trình của nó phải tối tân hơn rất nhiều để xuyên thủng các lớp lá chắn của đối phương.

Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, có khả năng mang theo tên lửa tấn công tầm xa, đồng thời là máy bay siêu âm lớn nhất, nặng nhất và mạnh nhất trong ngành hàng không quân đội Nga. Thiên nga Trắng gia nhập quân đội Nga từ năm 1987.

Nga hiện chỉ có 16 chiếc Tu-160, và quân đội nước này muốn sản xuất thêm 50 chiếc Tu-160M2 bắt đầu từ năm 2023.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo tái sản xuất dòng máy bay ném bom Tu-160 vào tháng 4/2015, sau khi khẳng định đây là mẫu máy bay có nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.