Mật ong

GD&TĐ - Mẹ hối sớm về quê, chẳng phải vì mẹ nhớ nhung gì nó đâu mà là chú mới gửi từ Điện Biên về chai mật ong rừng.

Mật ong

Rõ ràng, chú nhắn biếu hai bác sớm hôm pha cùng nước nóng để uống vừa ấm bụng vừa tốt cho hệ hô hấp, tiêu hóa.

Vậy mà, vừa nhận quà từ tay người chuyển đến, mẹ đã bảo chị bấm điện thoại gọi cho cái đứa ở xa tranh thủ về chóng rồi mang đi mà dùng. Vì sao à, nó còn 2 đứa nhỏ suốt ngày hắt hơi, sổ mũi, đau bụng… cần hơn 2 ông bà già dày dạn gió sương này.

Thế đấy, nhiều năm liền mấy đứa cháu thêm phần khỏe mạnh từ những giọt mật ong rừng Điện Biên được ông bà dành dụm, nhường nhịn cho con, cho cháu.

Quả là, những chai mật ong chú gửi có cái vị, cái màu, cái mùi rất khác so với mật ong bày bán trong siêu thị. Màu sậm hơn, mùi đượm hơn và vị thanh hơn. Thêm nữa, đôi khi trong đó vẫn sót vài miếng sáp nhỏ.

Mỗi sớm mai thức dậy, nó lại pha đôi thìa cafe mật ong ấy với nước ấm, vắt vài ba giọt chanh rồi cùng bọn nhỏ thưởng thức. Nhờ thế mà nhiều năm liền, mấy bệnh trái gió trở trời gần như chẳng dám bén mảng đến nhà…

Có lần, gặp chú về quê chơi, nó liền tấm tắc về điều đó. Chú liếc xéo, kêu: “Bầu mật là thiên nhiên ban tặng và tự tay ta đây quay. Bọn mi vừa được hưởng lộc giời vừa hưởng lộc cha mẹ đấy!”.

Giờ thì, chú cũng đã U80, chẳng thể vào rừng kiếm tổ ong để quay mật mà gửi về làm quà nữa. Chúng tôi phải tìm nguồn mới, dù có được cho là “hảo hạng” đến đâu thì vẫn không bao giờ sánh kịp với mật ong Điện Biên năm trước luôn đượm tình cha mẹ yêu thương…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.