Mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình bị chia cắt: Bài 2: Ai cho phép 'phân lô' mặt nước?

GD&TĐ - Cho biết có thể xin cấp phép được nhiều diện tích mặt nước, ông L. cũng chỉ cách để làm giấy tờ hợp pháp sau mua, bán.

Người phụ nữ quản lý nhà hàng cho biết: Ông L. vừa bán diện tích mặt nước cho một người khác với giá hơn 3 tỷ đồng.
Người phụ nữ quản lý nhà hàng cho biết: Ông L. vừa bán diện tích mặt nước cho một người khác với giá hơn 3 tỷ đồng.

Mặt nước chỉ được nuôi thủy sản

Trong Văn bản số 459, ngày 8/3/2023 của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (Cục ĐTNĐ), phản hồi về việc: “Thỏa thuận vị trí khu vực nuôi trồng thủy sản của Cơ sở kinh doanh tổng hợp Thái Bình”, do ông Hoàng Minh Toàn – Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam ký, có nêu: Vị trí nhà đầu tư xin thỏa thuận nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Hòa Bình thuộc tổ Tháu, phường Thái Bình, TP Hòa Bình có lý trình đường thủy nội địa khoảng km0+720-:-km0+860, phía bờ phải hồ Hòa Bình.

Trong đó chiều dài L=334m; chiều rộng B=141m (dọc theo bờ phải luồng). Tọa độ chi tiết được giới hạn bởi dưỡng nổi các điểm mốc số M1, M2. M3, M4, M5, M6, M7, M8 và M1, theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106, múi chiếu 3º (bình độ được quy định rõ - PV).

Khu vực vùng nước để nuôi trồng thủy sản của hộ kinh doanh Cơ sơ kinh doanh tổng hợp Thái Bình phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo đúng quy định.

Trường hợp được cấp có thẩm quyền cấp phép, trước và trong quá trình sử dụng vùng nước để nuôi trồng thủy sản, chủ hộ kinh doanh Cơ sở kinh doanh tổng hợp Thái Bình có trách nhiệm: Chỉ được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản; thực hiện tuân thủ Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Tiếp đó, tại Văn bản số 2585, ngày 31/10/2023 của Cục ĐTNĐ Việt Nam do ông Hoàng Minh Toàn, Phó Cục trưởng ký với ý kiến về việc “thỏa thuận”, hướng dẫn đối với Cơ sở kinh doanh tổng hợp Thái Bình tại một vị trí khác.

Vị trí cấp phép có lý trình đường thủy nội địa khoảng Km0+700-:-km0+830, phía bờ phải hồ Hòa Bình. Trong đó, chiều dài L=134m (dọc bờ phải luồng); chiều rộng B=308m; tọa độ chi tiết được giới hạn bởi đường nối các điểm mốc số M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7, M8 và M1, theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106, múi chiếu 3º…

Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 10/2023, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã có 2 văn bản về việc “thỏa thuận” trả lời cho chủ hộ Cơ sở kinh doanh tổng hợp Thái Bình là ông Kiều Văn L. ở 2 vị trí khác nhau trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Việc cấp phép mặt nước cho ông L. để sử dụng vào mục đích nuôi thủy sản, thế nhưng thực tế ông L. đang sử dụng vào những mục đích gì thì chưa có câu trả lời từ cơ quan quản lý Nhà nước ở tỉnh Hòa Bình(?).

3 ha mặt nước bán giá 3,3 tỷ đồng?

mat-nuoc-ho-thuy-dien-hoa-binh-bi-chia-cat-1-9165.jpg
mat-nuoc-ho-thuy-dien-hoa-binh-bi-chia-cat-2-3267.jpg
Cục ĐTNĐ Việt Nam có văn bản trả lời 'thỏa thuận' đối với Cơ sở kinh doanh tổng hợp Thái Bình với nội dung: 'Mặt nước chỉ được nuôi thủy sản'.

“Chỗ nào ông ấy (ông L. - PV) cũng nhận của ông, tự cắm tiêu nhận phần mặt nước. Ông ấy cắt neo bè của người dân để nhận là của ông ấy”, bà Nguyễn Thị Tuyến, Tổ trưởng tổ dân phố Tháu nói.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một diện tích trên mặt hồ để kinh doanh dịch vụ, ông L. liệt kê cơ ngơi tài sản công trình đang kinh doanh gồm: Nhà hàng, lồng bè, 2 tàu đưa đón khách (dài 18m, rộng 3m) và 1 tàu đưa đón khách (dài 9m rộng 1,5m), 4 motor nước, 4 tàu máy Yamaha; 2 canno, 2 thuyền Yamaha... rồi ra giá bán 13,5 tỷ đồng cùng phần diện tích gần 4 ha mặt nước. Chuyên nghiệp hơn, ông L. gửi cho chúng tôi một bản hợp đồng đã soạn thảo sẵn.

“Muốn mua nhà hàng thì bán luôn, còn mua chỗ khác thì bán chỗ khác. Mình đang làm thêm nhà 3 tầng, diện tích khoảng 1.200 m2 sàn ở lòng hồ”, ông L. thông tin.

Theo ông L., muốn làm được công trình, dự án, nhà hàng… đẹp, có không gian thì ít nhất phải mua từ 3 ha mặt nước trở lên. Ông cho biết, vừa qua đã bán cho một đại gia nuôi cá tầm với giá 3,3 tỷ đồng/3 ha mặt nước?!. Muốn mua bên nào cũng có vị trí, ông là người đầu tiên làm “việc này” ở khu vực thành phố…

Ông L. hướng dẫn: “Để đấu nối điện mất khoảng hơn 300 triệu đồng. Nó phụ thuộc vào từng vị trí, gần hay xa bờ, chất liệu dây.... Chỉ cần bỏ ra 30 triệu đồng, L. sẽ làm việc với điện lực là có một đồng hồ riêng”?.

Khi hỏi về hợp đồng mua bán, ông L. cho hay: Thời hạn cấp phép mặt nước là 50 năm, 20 năm đầu chưa thu phí mặt nước. Sau này thu thuế có giá 1.500 đồng/m2, đóng cho thành phố. TP Hòa Bình chỉ quản lý về mặt hành chính, còn mặt nước do Cục ĐTNĐ Việt Nam cấp phép.

Ông L. nói thêm, nếu mua bán, chuyển nhượng với nhau thì chỉ làm được thủ tục công chứng chứ không chuyển ngang được.

“Mình chuyển nhượng trong diện tích 3 ha sẽ có 1 ngôi nhà và 6 cái lồng cá, mắc điện là ở luôn. Sau này xong xuôi thì (ông L. – PV) làm thủ tục trả diện tích đấy ra. Sau đó sẽ trình hồ sơ xin Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ cấp lại tên (cấp lại tên cho người mua - PV)”, ông L. khẳng định.

Theo lời ông L., việc cấp mới này chỉ có ông mới làm được. Nếu có quen biết thì tự làm, còn không thì mất thêm 50 triệu đồng để xin cấp phép lại tên mới, chủ mới.

Để tăng thêm độ uy tín, lấy lòng khách, ông L. nói: “Việc dịch chuyển nhà bè thoải mái vì không có ai kiểm soát hay cản trở, muốn phát triển bao nhiêu cũng không có ai khống chế, muốn thay đổi hình dạng như thế nào cũng được”.

Hỏi về nhu cầu muốn xây dựng nhà hàng, kinh doanh dịch vụ ngủ nghỉ, tàu thuyền giống công trình mà ông đang sở hữu, ông L. nói: “Việc này hôm nào gặp nhau trao đổi thêm, giờ nói chuyện như này không tiện”.

Ông L. còn khoe với chúng tôi: “Chủ công trình P… mua lại của anh. Người ta thấy mình làm ăn được nên mua lại. Diện tích bán lại khoảng 2,7 ha”. Khi hỏi giá bán thì ông L. không tiết lộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long trao quyết định và tặng hoa chúc mừng Đại tá Hồ Song Ân. (Ảnh: TT)

Công an tỉnh Đắk Nông có tân Giám đốc

GD&TĐ - Bộ Công an vừa công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông đối với Đại tá Hồ Song Ân (quê ở tỉnh Quảng Nam).