Manh mối tìm ra hành tinh con người có thể tồn tại

Các nhà thiên văn học tin rằng sẽ sớm tìm thấy một hành tinh có điều kiện tương tự như trái đất, nơi con người có thể sinh sống được.
Manh mối tìm ra hành tinh con người có thể tồn tại
Nhóm nghiên cứu thiên văn học tại Mỹ do nhà khoa học Prabal Saxena dẫn đầu mô tả hành trình tìm kiếm những manh mối về một hành tinh "sống được" trong một bài báo trên tạp chí Royal Astronomical Society.

Kể từ khi cuộc khám phá những dải thiên hà mới bên ngoài Thái dương hệ lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1993, đến nay đã có hơn 1.800 hành tinh đã được tìm thấy trên quỹ đạo quanh mặt trời của chúng, ở một dải thiên hà khác với Thái dương hệ của chúng ta.

Những hành tinh đó rất đa dạng, có một số ở dạng khí giống như sao Mộc, và một số chủ yếu ở dạng núi đá khá giống như Trái đất của chúng ta. Các hành tinh đó cũng có các lực hấp dẫn của riêng chúng, với quỹ đạo rất khác nhau. Khoảng cách giữa chúng ít nhất là 1 triệu km. 

Ảnh minh họa một hành tinh quay quanh Mặt trời ảnh 1
Ảnh minh họa một hành tinh quay quanh Mặt trời

Giới thiên văn phân tích, các hành tinh có các ngôi sao nhỏ ở gần chúng thì thời tiết sẽ vô cùng khắc nghiệt, thường nhiệt độ rất cao (trên 1000 độ C) và kéo dài do trường hấp dẫn của các ngôi sao bao quanh. 

Điều này là rõ ràng nhất đối với những hành tinh có một khí quyển lớn (thường gọi là ‘hot Jupiters") , nhưng lại khó quan sát hơn.

Prabal và nhóm nghiên cứu đã mô phỏng thí nghiệm của mình, nơi các hành tinh có quỹ đạo gần với các ngôi sao lùn đỏ. Sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. 

Chúng nhỏ hơn và nhẹ hơn nhiều Mặt trời của chúng ta, và vì lý do đó, chúng tối hơn nhiều. Nếu các hành tinh được tìm thấy quanh các ngôi sao đó, với số lượng các sao lùn đỏ, sự sống có thể là phổ biến. 

Nhưng một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Aline Vidotto của Đại học St Andrews ở Scotland đã nghi ngờ về quan niệm này. Công việc của họ cho thấy từ trường của sao lùn đỏ có thể nén xuống những hành tinh xung quanh được tìm thấy giống Trái đất, để lại sự sống dễ tổn thương dưới các bức xạ từ không gian.

Sao lùn đỏ mát hơn mặt trời, vì vậy cái gọi là vùng sống được hoặc vùng "Goldilocks", nơi sự sống có thể phát triển gần hơn nhiều so với trong Hệ mặt trời của chúng ta. Các hành tinh trong vùng Goldilocks chỉ đang ở nhiệt độ thích hợp cho nước ở dạng lỏng được tìm thấy trên bề mặt của chúng. 

Tất cả điều này làm ngôi sao lùn đỏ là mục tiêu hàng đầu trong việc tìm kiếm các hành tinh giống như Trái Đất ở những nơi khác trong thiên hà. Nhưng có những yếu tố quan trọng khác để một hành tinh là nơi lý tưởng để sống, chẳng hạn như một tầng khí quyển đủ dày.

"Công việc của chúng tôi cho thấy rằng ngôi sao lùn đỏ với thời gian quay lớn hơn khoảng một đến vài tháng sẽ có từ trường nén từ quyển của một hành tinh tương tự Trái Đất trong vùng sống được của một ngôi sao," Prabal Saxena nói. "Các nhà thiên văn sẽ phải tính đến điều này trong việc tìm kiếm sự sống - điều kiện để sống được trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với chúng ta từng nghĩ".

Theo VTC News
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.